Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những ứng xử chưa văn minh

Kinhtedothi - Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các điểm đến tham quan, du lịch tại Hà Nội thu hút nhiều người dân và du khách quốc tế tạo nên bầu không khí vui tươi, phấn khởi.
Thế nhưng, nhiều hành vi ứng xử không đẹp của người dân nơi công cộng khiến nhiều du khách phải lo ngại.
Những hình ảnh đẹp
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố đi bộ Hồ Gươm, khu di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám… thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan. Ngày 30/4, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trời mưa nặng hạt, nhưng từ sáng sớm hàng nghìn người dân trong trang phục chỉn chu vẫn xếp hàng ngay ngắn, đi theo hàng lối vào viếng Bác. Ý thức xếp hàng của người dân đã cho thấy chuyển biến rõ trong cách ứng xử nơi công cộng, tạo nên hình ảnh đẹp cho Thủ đô.
 Vẫn nhiều người xâm phạm khu vực Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Lại Tấn
Bên cạnh đó, tại các địa điểm du lịch như phố đi bộ Hồ Gươm, Bảo tàng Lịch sử quân Sự Việt Nam cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật thu hút đông đảo người dân như: Triển lãm Dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chương trình “Tinh hoa nghề Việt”, triển lãm “Chiến tranh và hòa bình”… Các hoạt động văn hóa, chương trình nghệ thuật đã tạo nên không khí vui tươi, sôi động, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân Thủ đô và du khách trong dịp nghỉ lễ.
Cố tình vi phạm
Thế nhưng, vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp trong mắt người thưởng ngoạn và nhất là du khách nước ngoài. Hành vi đeo bám khách du lịch, xả rác bừa bãi, xâm hại di tích dù đã phê bình nhiều năm nhưng chưa được khắc phục.
Tại phố đi bộ Hồ Gươm, theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị ngày 28, 29/4 và tối 1/5, hình ảnh hàng rong bủa vây vỉa hè, người bán hàng rong bám theo du khách quốc tế tại phố đi bộ Hồ Gươm, biểu diễn văn nghệ với âm thanh lớn hay việc để trẻ em vui chơi nguy hiểm trên mặt nước khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng xảy ra tình trạng người dân, trẻ em đi vào khu vực nhà bia Tiến sĩ để sờ đầu rùa. Hay tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, bên cạnh mỗi hiện vật (không ít hiện vật là các bảo vật quốc gia) đều có biển cấm leo trèo, sờ vào hiện vật nhưng nhiều người vẫn cố tình vi phạm.
Ngoảnh mặt làm ngơ
Trong những hành vi ứng xử kém văn minh như kể trên, phần lớn trẻ em là người thực hiện hành vi đó. Tại Văn Miếu, trẻ em được người lớn (phụ huynh) hướng dẫn vượt qua hàng rào bảo vệ, vào khu vực bia Tiến sĩ để chạm vào đầu rùa, chụp ảnh kỷ niệm. Còn tại phố đi bộ Hồ Gươm, người bán hàng nước, bày bàn ghế lấn chiếm vỉa hè cũng là trẻ em. Tâm lý nhiều người cho rằng, trẻ em nên dễ thông cảm. Nhưng rõ ràng người lớn, phụ huynh đang lợi dụng tâm lý này để cho phép các em làm những hành vi thiếu văn hóa, thậm chí vi phạm pháp luật.
Hành vi vi phạm ấy còn ở mức cao hơn khi người thực hiện chính là người lớn, các bậc phụ huynh. Ngày 28/4, tại phố đi bộ Hồ Gươm đã xảy ra tình trạng, xe ba gác lao thẳng vào khu vực phố đi bộ tại Ngã tư Hàng Dâu - Lò Sũ. Khi hàng rào bị “xé”, lực lượng chức năng dù đã cố hết sức nhưng cũng “bất lực”, vì cách nói chuyện “thô tục” của người điều khiển phương tiện.
Nghỉ lễ làm dịp để người dân nghỉ ngơi sau những ngày dài làm việc, lao động vất vả. Tuy nhiên, để cho những ngày nghỉ lễ thực sự trọn vẹn, vui tươi, mọi người nên ứng xử văn minh, nhất là những bậc phụ huynh có con nhỏ, đang độ tuổi học sinh.
Người lớn làm gương, có ứng xử văn minh nơi công cộng cũng là cách dạy con tốt nhất. Điều cần làm là nên duy trì ý thức này khi trở lại sinh hoạt thường ngày, tạo thành thói quen sinh hoạt cá nhân và cộng đồng văn minh, thân thiện.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

01 Jun, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trở thành sứ mệnh quan trọng, đòi hỏi những chính sách, hành động cụ thể. Luật Thủ đô 2024 được thông qua như một nền tảng pháp lý vững chắc, giúp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô.

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

01 May, 04:57 AM

Kinhtedothi - Sau gần 5 tháng khai trương và đưa vào hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội mang đến những thành quả tích cực trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Phóng viên Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà về thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo.

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ