Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với VHNT trước yêu cầu mới

Văn Chương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 2/8, tại tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới”.

Dự Hội nghị có PGS.TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; PGS.TS Phan Trọng Thưởng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Nguyên Viện trưởng Viện Văn học. Về phía lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng.

PGS.TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới”
PGS.TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới”

Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, PGS.TS, Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: Sau một thời gian bị gián đoạn do ảnh hưởng, tác động của dịch Covid-19, Hội nghị tập huấn lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là dịp tốt để 275 học viên ở 27 tỉnh, TP khu vực phía Bắc được tìm hiểu, nghiên cứu sâu về những giá trị cốt lõi cũng như những vấn đề đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới.

Trong đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của các chuyên đề, nhất là hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam, hệ giá trị gia đình Việt Nam, việc nghiên cứu, sáng tạo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, tạo sức lan tỏa, giá trị nổi bật của văn học, nghệ thuật trong và ngoài nước…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng phát biểu tại Hội nghị tập huấn
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng phát biểu tại Hội nghị tập huấn

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đã thông tin một số nét nổi bật về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, những nét đặc trưng về văn hóa, vùng đất, con người Hà Tĩnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh mong muốn qua Hội nghị tập huấn lần này bên cạnh tiếp thu những nội dung cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới, các đại biểu, học viên sẽ tìm hiểu, nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Hà Tĩnh để có những sáng tác văn học, nghệ thuật, tác phẩm báo chí giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế.

Các đại biểu, học viên tham dự Hội nghị tập huấn
Các đại biểu, học viên tham dự Hội nghị tập huấn

Trong 4 ngày, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh/thành ủy phụ trách văn hóa, văn nghệ; cán bộ quản lý Nhà nước về văn hóa, văn nghệ, lãnh đạo các hội văn học nghệ thuật Trung ương và địa phương, cán bộ nghiên cứu lý luận phê bình, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản… khu vực phía Bắc, được tiếp thu các chuyên đề: Vấn đề xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật, nghệ thuật Việt Nam hiện nay; Tiếp thu, vận dụng các lý thuyết văn nghệ nước ngoài vào điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay.

GS.TS Hồ Sĩ Quý - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương truyền đạt chuyên đề “Vấn đề xây dựng giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay".
GS.TS Hồ Sĩ Quý - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương truyền đạt chuyên đề “Vấn đề xây dựng giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay".

Các học viên sẽ được học tập các chuyên đề gồm: "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật, hỗ trợ thực thi quyền tác giả trong sáng tạo văn học, nghệ thuật"; "Tình hình văn xuôi hiện nay"; "Từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, những vấn đề đặt ra cho hôm nay và nhiều năm tới"; "Âm nhạc Việt Nam trên không gian mạng" và chuyên đề "Nâng cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật, bảo đảm tự do trong sáng tạo văn học, nghệ thuật".

Cũng trong chương trình tập huấn các học viên còn đi tham quan, khảo sát thực tế tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du và Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.