Nobel Hoá học vinh danh các cỗ máy siêu nhỏ

Hà Phương (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – 3 nhà khoa học Jean-Pierre Sauvage (Pháp), J. Fraser Stoddart (Mỹ) và Bernard L. Feringa (Hà Lan) đã nhận giải Nobel hóa học năm 2016.

 Bộ 3 nhà khoa học nhận giải thưởng Nobel hóa học năm 2016.

Theo đó, Hội đồng trao giải Nobel Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Hóa học Giải Nobel Hoá học năm 2016 cho thiết kế và tổng hợp các loại máy quy mô cỡ tế bào của bộ 3 nhà khoa học trên. Được biết, cả 3 nhà khoa học này đã phát triển các tế bào với các di chuyển có thể điều khiển, và thực hiện được các chức năng khi được tiếp năng lượng.

Đại diện Uỷ ban Nobel nhận định, sự phát triển của máy tính cho thấy một cuộc cách mạng của công nghệ thu nhỏ.

Được biết, bước đầu tiên của việc phát triển các loại máy này do Jean-Pierre Sauvage thực hiện vào năm 1983, khi ông thành công trong việc nối hai tế bào hình tròn để tạo ra một chuỗi được gọi là catenane. Thông thường, các tế bào được kết nối nhờ vào các liên kết cộng hoá trị khi các nguyên tử cùng chia sẻ các electron. Nhưng trong các chuỗi, tế bào được liên kết tự do hơn nhờ liên kết cơ khí. Để máy móc có thể thực hiện được các chức năng, máy cần có các bộ phận có liên kết với nhau. Hai tế bào vòng nối với nhau đã thực hiện được việc này.

Từ năm 1901 tới nay, ủy ban Nobel đã trao 107 lần giải thưởng danh giá này. Nó chỉ bị gián đoạn trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ 2 nổ ra. Người trẻ nhất được trao giải Nobel Hóa học là Frederic Joliot (35 tuổi) năm 1935 và người lớn tuổi nhất nhận giải thưởng danh giá là John B. Fenn (85 tuổi) năm 2002.

Frederic Sanger là nhà khoa học duy nhất hai lần nhận giải Nobel Hóa học cho các công trình nghiên cứu về cấu trúc protein và DNA. 4 phụ nữ được trao giải Nobel hóa học trong đó có nhà khoa học người Pháp Marie Curie. Độ tuổi trung bình của các nhà khoa học giành giải Nobel là 58.