Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nuôi trồng thủy sản: Thiếu liên kết, khó phát triển

Kinhtedothi - Là một trong những ngành hàng có sức tiêu thụ lớn, tiềm năng phát triển mạnh, tuy nhiên giá trị nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa đạt kỳ vọng do liên kết còn khá hạn chế.
 Nuôi trồng thủy sản tại huyện Ứng Hòa. Ảnh: Lâm Nguyễn
Quy mô nhỏ, liên kết yếu
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến nay, diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản toàn TP đạt khoảng 22.400ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 51.000 tấn, tăng khoảng 4,1% so với cùng kỳ năm 2018. Thủy sản được tiêu thụ chủ yếu là các loại cá: Trắm cỏ, chép, mè, trôi, rô phi, diêu hồng…
Hiện, TP đã bước đầu hình thành được nhiều vùng nuôi thủy sản tập trung nằm ở các huyện: Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín. Phương thức nuôi trồng thủy sản đang dịch chuyển dần sang thâm canh, bán thâm canh, với tổng diện tích mặt nước đạt khoảng 10.100ha. Sản phẩm thủy sản của Hà Nội phần lớn được tiêu thụ dưới dạng tươi sống. Một số đơn vị đã từng bước mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để tổ chức các khâu sơ chế, chế biến thủy sản thành các sản phẩm phổ biến như: Chả cá, cá nước ngọt đông lạnh...
Mặc dù vậy, theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Tạ Văn Sơn, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP nhìn chung còn phát triển khá tự phát. Tổng số hộ có nuôi trồng thủy sản toàn TP lên tới trên 25.800 hộ nhưng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, quy trình giản đơn. Việc áp dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản còn kém đa dạng, phần nhiều mới chỉ dừng ở công đoạn xử lý môi trường nước. Đặc biệt, việc liên kết chuỗi trong sản xuất, tiêu thụ thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản hiện còn rất hạn chế.
Cần chính sách hỗ trợ
Kết quả rà soát mới đây của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản của TP lên tới 30.840ha. Trong đó, diện tích ao, hồ nhỏ là 6.706ha; hồ chứa nước 4.327ha; ruộng trũng 19.807ha. Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều con sông có khả năng phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản lồng bè, đặc biệt là cá như sông Hồng, sông Tích, sông Bùi… Điều này cho thấy tiềm năng phát triển lĩnh vực thủy sản trên địa bàn TP vẫn còn dư địa lớn.
Nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao giá trị cho ngành hàng này, việc thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, DN trong đầu tư cơ sở hạ tầng, liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất – tiêu thụ là rất cần thiết. Nhưng thực tế cho thấy, sự tham gia của các DN hiện rất mờ nhạt. Cụ thể, trên địa bàn TP hiện mới chỉ có 2 – 3 DN hoạt động nuôi trồng thủy sản với quy mô hạn chế. Ngoài ra, 27 hợp tác xã có hoạt động phát triển lĩnh vực này nhưng tổng diện tích nuôi trồng cũng chỉ dừng ở 1.500ha.
Ông Tạ Văn Sơn cho rằng, việc bổ sung, hoàn thiện các văn bản dưới luật để cụ thể hóa những quy định và giải pháp nhằm khuyến khích liên kết sản xuất - tiêu thụ thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản là rất cần thiết. Đơn cử như các quy định về sản xuất, yêu cầu bắt buộc giữa các tác nhân tham gia chuỗi; thông tin bắt buộc phải cung cấp đảm bảo truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng…
Để khai thác tốt tiềm năng, thúc đẩy phát triển lĩnh vực thủy sản, mới đây, Sở NN&PTNT Hà Nội đã kiến nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục quan tâm, rà soát, bố trí kinh phí để triển khai hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho 11 dự án phát triển vùng nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt đầu tư và chủ trương đầu tư. Thực tế trong nhiều năm qua, mới chỉ có 2 dự án được TP Hà Nội hỗ trợ đầu tư triển khai tại hai huyện Ứng Hòa và Thường Tín, với tổng diện tích trên 325ha. Trong khi đó, các dự án phát triển thủy sản còn lại hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ