Pháp đang ganh tị với Nga tại Trung Phi

Minh Tiệp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Người Pháp đã sai lầm khi để cho Nga đóng vai trò điều đình và ổn định tình hình ở Cộng hòa Trung Phi, một đất nước có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Và, Pháp hiện đang mất dần vị thế số 1 của mình tại "đại lục đen".

Sau Thế chiến II, cả Pháp và Anh quốc đều bị buộc phải từ bỏ những thuộc địa của mình. Tuy nhiên, họ để lại ở đó một mạng lưới những nhà chính trị tha hóa, các nhà kinh doanh và tay sai để giữ những đất nước Châu Phi nghèo đói và bần cùng, dù có rất nhiều nguồn tài nguyên giàu có.

Về cơ bản, sau các cuộc chính biến diễn ra liên tiếp, những ông chủ thực dân cũ giữ lại được đủ quyền lực để điều khiển những đất nước mà họ vẫn cho rằng thuộc về quyền sở hữu của mình. Vì thế, những chính phủ mới được bầu tại hầu hết các nước Châu Phi đều phải lưu tâm tới những bước đi của mình. Bởi vì, mỗi hành động đều có thể bị coi là sự bất tuân và gây ra kết quả là một cuộc nội chiến, bị ám sát trực tiếp hay xung đột sắc tộc, tôn giáo - được tổ chức bởi các quyền lực nước ngoài.

Đó chính là nguyên nhân vì sao những đất nước như Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà), Mali và Cộng hòa Trung Phi thường thấy mình giống như 1 con tin khi họ không thể bán những nguồn tài nguyên thiên nhieien như uranium, dầu khí hay vàng cho bất cứ đất nước nào khác ngoài Pháp, Anh quốc và Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Faustin-Archange Touadera. 
Hiện tại, Cộng hòa Trung Phi đang gặp may bởi nước này nằm ở một vị trí chiến lược, có lợi, ở ngay trung tâm của châu lục. Hơn nữa, nước này không thiếu những nguồn tài nguyên thiên nhiên để bán như dự trữ kim cương, khoáng sản, những khu rừng rộng lớn. Rõ ràng, Pháp hưởng lợi từ việc có được những nguồn tài nguyên này nhiều nhất. Còn Trung Quốc và Nam Phi thì mới nhảy vào thị trường nội địa gần đây.

Xét tới sự kiện đã xảy ra, không ngạc nhiên khi thấy rằng cuộc xung đột vũ trang đã tàn phá Trung Phi trong nhiều năm cho tới khi Nga và Sudan tìm cách thuyết phục lãnh đạo của các bên tham chiến để tìm giải pháp cho cuộc xung đột trên bàn đàm phán. Vào tháng 2 vừa qua, các nhà chức trách đã đồng ý ký một thỏa thuận với đại diện của 14 nhóm vũ trang sau 10 ngày đàm phán tại Khartoum, Sudan.

Các bên cam kết với những mục tiêu xây dựng đất nước, theo đuổi hòa bình, xây dựng một chính phủ mới có ghế cho các đại diện từ tất cả các nhóm vũ trang.

Binh lính Pháp tại N’djamena. 
Moscow đã lo liệu những điều phiền toái nhất và trở thành một nhà điều đình hiệu quả tất cả những rắc rối, xúc tiến việc giải trừ quân bị trên khắp Trung Phi, đồng thời nhấn mạnh rằng quân đội Trung Phi phải nhận được sự ủng hộ từ những quyền lực quốc tế. Điều này đủ để dự đoán được kết quả Cộng hòa Trung Phi sẽ đánh giá lại cách tiếp cận của mình với nước Nga.

Ở thời điểm này, không ai nghĩ Nga sẽ rơi vào trong vòng ảnh hưởng lợi ích của Pháp khi Moscow đã đưa ra những sáng kiến hòa bình. Quay trở lại năm 2017, Pháp đã quyết định sẽ không phủ quyết quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép Nga chuyển những vũ khí loại nhỏ cho 2 tiểu đoàn thuộc Lực lượng Vũ trang Trung Phi. Tiếp theo, Nga gửi thêm 200 cố vấn quân sự theo lời đề nghị của tổng thống Trung Phi Faustin-Archange Touadera.

Tờ L'Opinion của Pháp tin rằng ngài tổng thống Trung Phi không còn sự lựa chọn nào khác là quay sang phía Nga để đảm bảo tính mạng của mình. Bởi ông nhận ra người Pháp không lo cho ông cũng như đất nước màông đang phải chịu trách nhiệm, cũng như ông cảm thấy đang bị bẫy trong chính phủ tổng thống của mình. Hơn nữa, ban đầu cả tổng thống Emmanuel Macron và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp đều không phản đối Nga đóng vai trò ổn định đất nước Châu Phi đang bị chiến tranh phá hủy.

Vì thế, những người lính Nga đã nắm lấy 1 loạt trách nhiệm bao gồm cả việc làm vệ sĩ cho ôngFaustin-Archange Touadera. Rõ ràng, điều này dẫn đến việc Nga dính líu nhiều hơn vào các cuộc đàm phán giữa những nhà chức trách địa phương với các nhóm vũ trang định lật đổ họ.

Đó chính là điểm sai lầm của Pháp. Người Pháp chợt nhận ra rằng họ tự tạo ra rủi ro mất đi một đất nước rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Pháp cùng với Anh đã mất đi nhiều vị thế của mình tại Châu Phi cho Trung Quốc, và điều cuối cùng họ có thể chịu đựng là việc Nga mở rộng sự hiện diện quân sự trên lục địa này.

Lực lượng vũ trang của Cộng hòa Trung Phi. 
Sau cùng, người Pháp đã tốn rất nhiều tiền vào một loạt các chương trình được thiết kế để duy trì vị thế số 1 của họ tại Châu Phi, bao gồm cả việc tài trợ cho nhiều nền tảng truyền thông nhằm lan tỏa các thông điệp tuyên truyền.

Đây cũng là điểm mà người Nga đang phải hứng đạn, khi mà một loạt các chiến binh truyền thông đại chúng yêu hòa bình đưa ra luận điệu rằng Nga đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ trên thế giới. Rõ ràng, chẳng ai quan tâm tới việc các nhà thầu quân sự tư nhân Nga bảo vệ ôngFaustin-Archange Touadera, đã tới Cộng hòa Trung Phi theo lời mời của nhà chức trách địa phương và được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vậy, điểm này có vấn đề gì?

Bây giờ, người Pháp lại muốn thấy Cộng hòa Trung Phi, Công-gô và Sudan bùng cháy khi Nga tìm cách kết bạn với 3 nước này và hưởng lợi lớn khi hợp tác với họ. Pháp hoàn toàn nhận thức được là khi Nga đã có vị thế tại đây thì sẽ không thể khiến cho họ về nước sớm. Điều này cũng có nghĩa là chế độ thân Pháp của Idriss Déby tại N’djamena sẽ sớm sụp đổ. Chế độ này giữ được quyền lực vì thực tế là N'djamena đang có căn cứ quân sự lớn nhất của Pháp tại Châu Phi.

Tiếp theo, đất nước Niger có thể quyết định rằng họ thích những người bạn mới của mình hơn là đồng minh cũ. Nước này từng là nguồn cung cấp uranium chủ yếu cho các nhà máy điện hạt nhân của Pháp. Kết quả sẽ là Pháp mất đi vị thế số 1 của mình tại Châu Phi.

Đó là lý do tại sao người Pháp quyết định không giữ lại 1.400 khẩu AK-47 sản xuất tại Trung Quốc mà họ tịch thu của cướp biển Somali mà lại giao chúng cho "các nhóm hỗ trợ" tại Cộng hòa Trung Phi, dựa vàonghị quyết số 2127 của Hội đồng Bảo an LHQ. Và, Pháp bắt đầu vũ trang cho những thường dân, những người này được tự do sử dụng súng nếu họ thấy thích hợp.

Thực tế, việc này có thể xảy ra đúng lúc có một cuộc bạo loạn chống chính phủ tại Bangui. Không khó đoán hành động của lực lượng an ninh ở một đất nước có mức độ khoan dung rất thấp, khi họ bị bắn bởi súng trường cấp độ quân sự. Điều đó có nghĩa là họ sẽ dễ dàng bị kích động và bắn trả về phía người biểu tình. Ở điểm này, ôngFaustin-Archange Touadera có thể sẽ bị cáo buộc là đànáp "các cuộc biểu tình hòa bình" bằng bạo lực. Những cường quốc bên ngoài sẽ épông phải từ chức và bỏ trốn khỏi đất nước.

Đây chính là cách phương Tây đã thực hiện để lật đổ chế độ ở nhiều quốc gia. Và những đất nước bị đẩy vào hỗn loạn chỉ có thể được cứu bởi lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây với những chiếc xe thiết giáp hiện đại.

Khi kế hoạch này không thể "đơm hoa kết trái", vẫn luôn còn đó một cuộc bầu cử tổng thống, và sẽ có 1 cuộc bầu cử tiếp theo tại Cộng hòa Trung Phi trong khoảng 1 năm tới. Đó là phương thức mà họ có thể đánh đổ ôngFaustin-Archange Touadera bất cứ khi nào. Người Pháp đã bắt đầu tiếp cận thủ tướng Trung Phi, Firmin Ngrebada, hy vọng ông sẽ ngả theo họ nếu ông được bầu làm tổng thống.

Cùng lúc, người Pháp đang khá thất vọng khi họ thấy rằng dư luận tại Cộng hòa Trung Phi đã trải qua một sự thay đổi lớn gần đây. Công dân địa phương không còn sợ "mẫu quốc" như trước kia. Như Julien Bela, giám đốc của Centrafric Matin - một tờ báo lớn nhất Cộng hòa Trung Phi, đã đưa lên trang nhất của tờ báo này: "Nga là một siêu cường và không thiếu những hệ thống vũ khí hiện đại, trong khi Pháp chẳng là gì mà chỉ 'kể chuyện cười' trong những ngày này".

Ông Bela nói rằng Pháp không làm gì cho Cộng hòa Trung Phi cả, và hiện tại Nga cùng Trung Quốc bắt đầu đóng 1 vai trò tích cực trong chính trị khu vực. Điều này làm dấy lên sự ganh tị. Khó có thể phản bác Bela về vấn đề này. Và khi bạn muốn đặt tay lên một hệ thống vũ khí thượng hạng, Nga sẽ là điểm đến.