Phương Tây đang lấy đá đập chân mình?

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chính sách đối ngoại của phương Tây đang khiến nhiều quốc gia Vùng Vịnh xích lại gần Trung Quốc và Nga.

Nhà ngoại giao của Trung Quốc Vương Nghị gặp mặt những người đồng cấp Musaad bin Mohammed Al Aiban của Ả Rập Saudi và Ali Shamkhani của Iran tại Bắc Kinh vào ngày 10/3/2023. Nguồn: Asia Times
Nhà ngoại giao của Trung Quốc Vương Nghị gặp mặt những người đồng cấp Musaad bin Mohammed Al Aiban của Ả Rập Saudi và Ali Shamkhani của Iran tại Bắc Kinh vào ngày 10/3/2023. Nguồn: Asia Times

Việc Trung Quốc hòa giải thành công mối quan hệ giữa Iran và Ả Rập Saudi cho thấy quốc gia tỷ dân có thể đóng vai trò quan trọng định hình tương lai của Trung Đông - khu vực vốn do Mỹ và các nước phương Tây thống trị, theo Asia Times.

Gần đây, các nhà lãnh đạo Ả Rập muốn hợp tác với nhiều nhà chính trị khác với những sáng kiến ​​táo bạo, bởi với giới chính trị gia phương Tây, việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong nước được xem là quan trọng hơn bất cứ điều gì.

Bên cạnh đó, Mỹ đang theo đuổi chính sách “Mập mờ chiến lược” đối với căng thẳng liên quan đến vấn đề Trung Quốc-Đài Loan hiện nay. 

Một trong những nhận thức sai lầm lớn nhất của phương Tây là tin rằng các nhà cai trị Ả Rập phù hợp với chính sách của họ. Trên thực tế, người Ả Rập, những người phần lớn ngưỡng mộ lối sống và công nghệ phương Tây, lại không hài lòng với cách tiếp cận này của Mỹ.

Điều này được thể hiện rõ nhất trong việc kiểm soát an ninh của các quốc gia vùng Vịnh gần đây đối với Iran - một động thái đủ để thúc đẩy những nhà lãnh đạo Ả Rập tìm cách tiếp cận mới đối với an ninh quốc gia, sau đó là tìm kiếm giải pháp đáng tin cậy hơn như là đối tác chiến lược.

Trên thực tế, các quốc gia phương Tây đã tham gia vào hầu hết mọi cuộc đối thoại chính trị đơn lẻ trong khu vực, như cuộc xung đột kéo dài giữa Ả Rập và Israel và khủng hoảng và xung đột hiện nay ở Iraq, Iran, Lebanon, Libya, Sudan, Syria và Yemen. Tuy nhiên, họ lại chưa đạt được thành tựu đáng kể nào tương xứng với nỗ lực bỏ ra, ngoại trừ Hiệp ước trại David giữa Ai Cập và Israel ký cách đây gần nửa thế kỷ.

Tất cả những cuộc đấu tranh căng thẳng này đã được đem ra bàn thảo tại các nhiều hội nghị và gần như không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào một cách thực tế. 

Hơn nữa, trừng phạt Iran sẽ không bao giờ giúp nước này dân chủ hơn, ngược lại làm gia tăng chủ nghĩa cực đoan, tăng gánh nặng kinh tế đối với người dân, khiến họ ác cảm hơn với phương Tây.

Trong khi đó, ảnh hưởng của Trung Quốc đang dần mang tính xây dựng. Bắc Kinh đang cung cấp hàng hóa với giá cạnh tranh và đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia đang phát triển, điển hình là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Ai Cập dù thường nhận được tài trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), vẫn có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Mỹ do không đồng tình với nhiều chính sách của Washington.

Và mặc dù Mỹ luôn hào phóng trong viện trợ kinh tế cho Ai Cập nhưng những chính sách này chưa bao giờ thực sự thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, từ cấp độ nhà nước cho đến người dân. Thêm vào đó, mọi việc càng khó khăn hơn khi Ả Rập vẫn thiếu dân chủ.

Người dân Ả Rập đang phải vật lộn với khủng hoảng kinh tế, chính trị và tôn giáo; nghèo đói, bạo lực gia tăng trong khi pháp quyền suy giảm. Những khó khăn này ắt khiến người dân Ả Rập thất vọng và bất mãn với chính phủ cũng như với phương Tây.

Thêm vào đó, người dân Trung Đông cần phải thực sự được hỗ trợ về dân chủ, hòa bình và thịnh vượng, điều này rất khó thực hiện nếu thiếu sự hợp tác nhiều bên. 

Chẳng hạn, sự thống nhất trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà phương Tây luôn tự hào dường như vô nghĩa đối với nhiều quốc gia khác. Viện trợ kinh tế chỉ hiệu quả khi đến được tay dân thường hơn là làm giàu cho giới tinh hoa.

Do đó, phương Tây nên xem lại đường lối đối ngoại của mình nếu không muốn Ả Rập ngày càng xích gần Trung Quốc và Nga, Asia Times nhận định.