Quảng Ngãi vào mùa ốc ruốc

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Vào mùa khai thác ốc ruốc, vùng bãi ngang ven biển ở Quảng Ngãi lại trở nên rộn ràng, hối hả. Nghề cào ốc ruốc đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều ngư dân.

Ngư dân Quảng Ngãi khai thác ốc ruốc. Clip: Hà Phương

Những ngày này, ngư dân các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi hối hả khai thác ốc ruốc (còn được gọi là ốc gạo). Ảnh: Hà Phương
Những ngày này, ngư dân các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi hối hả khai thác ốc ruốc (còn được gọi là ốc gạo). Ảnh: Hà Phương
Mùa khai thác ốc ruốc thường kéo dài từ độ tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch hằng năm. Ốc ruốc tập trung nhiều nhất ở vùng bãi ngang ven biển huyện Mộ Đức, đặc biệt là ở xã Đức Minh. Ảnh: Hà Phương
Mùa khai thác ốc ruốc thường kéo dài từ độ tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch hằng năm. Ốc ruốc tập trung nhiều nhất ở vùng bãi ngang ven biển huyện Mộ Đức, đặc biệt là ở xã Đức Minh. Ảnh: Hà Phương
Vào sáng sớm, ngư dân mang dụng cụ, chạy thuyền máy ra cách bờ biển 3 - 5 km để cào ốc. Ảnh: Hà Phương
Vào sáng sớm, ngư dân mang dụng cụ, chạy thuyền máy ra cách bờ biển 3 - 5 km để cào ốc. Ảnh: Hà Phương
Dụng cụ cào ốc là cây sào sắt dài chừng 8m, nặng 30kg, một đầu gắn vợt. Ảnh: Hà Phương
Dụng cụ cào ốc là cây sào sắt dài chừng 8m, nặng 30kg, một đầu gắn vợt. Ảnh: Hà Phương
Phần đầu vợt dùng để cào ốc. Ảnh: Hà Phương
Phần đầu vợt dùng để cào ốc. Ảnh: Hà Phương
"Mỗi ghe có 2-3 người. Đây là nghề không dành cho người sức khỏe yếu, bởi lẽ  thanh niên trai tráng mà mỗi đợt đi đã rũ cả người", ngư dân Đỗ Văn Minh (37 tuổi, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức) chia sẻ. Ảnh: Hà Phương
"Mỗi ghe có 2-3 người. Đây là nghề không dành cho người sức khỏe yếu, bởi lẽ  thanh niên trai tráng mà mỗi đợt đi đã rũ cả người", ngư dân Đỗ Văn Minh (37 tuổi, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức) chia sẻ. Ảnh: Hà Phương
Sau 5- 6 giờ ra biển, những chiếc ghe trở về bờ để bán ốc. Ảnh: Hà Phương
Sau 5- 6 giờ ra biển, những chiếc ghe trở về bờ để bán ốc. Ảnh: Hà Phương
Phụ nữ đợi sẵn trên bờ để cùng đưa ghe lên bãi cát. Ảnh: Hà Phương
Phụ nữ đợi sẵn trên bờ để cùng đưa ghe lên bãi cát. Ảnh: Hà Phương
và vận chuyển ốc giao cho thương lái. Ảnh: Hà Phương
và vận chuyển ốc giao cho thương lái. Ảnh: Hà Phương
Thương lái chở ốc đi tiêu thụ.
Thương lái chở ốc đi tiêu thụ.
Trung bình, mỗi ghe cào được 2-3 bao ốc với giá từ 750 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/bao. Cũng có thời điểm khai thác được nhiều hơn. Ảnh: Hà Phương
Trung bình, mỗi ghe cào được 2-3 bao ốc với giá từ 750 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/bao. Cũng có thời điểm khai thác được nhiều hơn. Ảnh: Hà Phương
Theo các ngư dân, năm nay ốc không nhiều hơn mọi năm. Để bảo vệ nguồn lợi lâu dài, người dân vùng bãi ngang Quảng Ngãi cũng tránh khai thác tận diệt, chỉ cào  lớn, không cào ốc nhỏ. Ảnh: Hà Phương
Theo các ngư dân, năm nay ốc không nhiều hơn mọi năm. Để bảo vệ nguồn lợi lâu dài, người dân vùng bãi ngang Quảng Ngãi cũng tránh khai thác tận diệt, chỉ cào  lớn, không cào ốc nhỏ. Ảnh: Hà Phương