Quảng Trị: Lễ rước kiệu Bà chúa - tôn vinh tiền nhân mở mang bờ cõi

Minh Tân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Miếu thờ bà Vương phi họ Lê không chỉ ghi dấu một thời chiêu dân lập ấp, mở mang bờ cõi dưới thời Lê Sơ, góp phần hình thành nên vùng đất Vĩnh Linh ngày nay mà còn là địa chỉ đỏ trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc trên quê hương Quảng Trị.

Theo sách sử ghi chép, Vương phi họ Lê quê làng Sa Lung, thuộc châu Minh Linh - tức làng Sa Trung, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ngày nay. Vốn tài sắc và đức độ, bà được phong làm Vương Phi của vua Lê. Cùng với người cậu ruột là Đại lang Lê Quang Phú và 2 người anh, em ruột là Đô đốc Lê Viết Đáo, Lê Kinh Lược, bà đã có công rất lớn trong việc chiêu dân lập ấp, mở mang bờ cõi dưới thời Lê sơ, góp phần hình thành nên vùng đất Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ngày nay.

Để tôn vinh công lao to lớn của bà, triều đình đã cho lập mộ, dựng miếu thờ và tổ chức lễ giỗ vào ngày 26, 27 tháng 3 Âm lịch hàng năm theo nghi thức vương triều, được ghi vào gia phả của làng. Nơi đây cũng là nơi thờ tự 2 người anh em ruột của bà.
Để tôn vinh công lao to lớn của bà, triều đình đã cho lập mộ, dựng miếu thờ và tổ chức lễ giỗ vào ngày 26, 27 tháng 3 Âm lịch hàng năm theo nghi thức vương triều, được ghi vào gia phả của làng. Nơi đây cũng là nơi thờ tự 2 người anh em ruột của bà.
Miếu Bà chúa được lập tại khu vực Lòi Xó Rọ (nay thuộc thôn Hòa Nam, xã Vĩnh Linh), quay về hướng Đông - Đông Nam, phía trước là cánh đồng lúa chạy dài từ Ba Bình - Hòa Lạc vào tân Hiền Lương (huyện Vĩnh Linh).
Miếu Bà chúa được lập tại khu vực Lòi Xó Rọ (nay thuộc thôn Hòa Nam, xã Vĩnh Linh), quay về hướng Đông - Đông Nam, phía trước là cánh đồng lúa chạy dài từ Ba Bình - Hòa Lạc vào tân Hiền Lương (huyện Vĩnh Linh).
Người dân khắp vùng này tôn vinh gọi là miếu Bà chúa  hay còn gọi là Miếu thờ bà Vương phi họ Lê. Người dân vùng Quảng Bình, Quảng Trị mỗi dịp giỗ bà đều về đây tế lễ và đến giờ vẫn lưu truyền bài ca dao: Đi đâu cũng nhớ tháng 3/ 27 giỗ bà tảo mộ vui xuân/ Khắp nơi nô nức xa gần/ Vĩnh Trung, Vĩnh Thái, Quảng Bình về đây.
Người dân khắp vùng này tôn vinh gọi là miếu Bà chúa  hay còn gọi là Miếu thờ bà Vương phi họ Lê. Người dân vùng Quảng Bình, Quảng Trị mỗi dịp giỗ bà đều về đây tế lễ và đến giờ vẫn lưu truyền bài ca dao: Đi đâu cũng nhớ tháng 3/ 27 giỗ bà tảo mộ vui xuân/ Khắp nơi nô nức xa gần/ Vĩnh Trung, Vĩnh Thái, Quảng Bình về đây.
Năm nay, Lễ rước kiệu bà Chúa được tổ chức quanh thôn Hòa Nam với đông đảo người dân tham gia, mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, đời sống mọi người ngày càng tốt đẹp.
Năm nay, Lễ rước kiệu bà Chúa được tổ chức quanh thôn Hòa Nam với đông đảo người dân tham gia, mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, đời sống mọi người ngày càng tốt đẹp.
Năm 1967, miếu Bà chúa bị hủy hoại do bom đạn sau hàng thế kỷ tồn tại. Sau ngày đất nước thống nhất, dân làng nơi đây đã góp công, góp của xây dựng một ngôi miếu rộng gần 7m2 ở Tây Bắc khu miếu.
Năm 1967, miếu Bà chúa bị hủy hoại do bom đạn sau hàng thế kỷ tồn tại. Sau ngày đất nước thống nhất, dân làng nơi đây đã góp công, góp của xây dựng một ngôi miếu rộng gần 7m2 ở Tây Bắc khu miếu.
Miếu bà Vương phi họ Lê là di sản di tích văn hóa có giá trị, ghi dấu công đức của các bậc tiền nhân góp phần viết nên truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương. Miếu được tôn tạo tháng 12/2008, hoàn thành vào tháng 4/2009 và được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Miếu bà Vương phi họ Lê là di sản di tích văn hóa có giá trị, ghi dấu công đức của các bậc tiền nhân góp phần viết nên truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương. Miếu được tôn tạo tháng 12/2008, hoàn thành vào tháng 4/2009 và được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Miếu thờ bà trở thành nơi thờ cúng, sinh hoạt tâm linh qua nhiều thế kỷ. Nơi đây, thời kỳ 1930 – 1945 là địa điểm hoạt động bí mật của các đồng chí Lê Duẩn, Hồ Xuân Lưu, Lê Thị Diệu Muội…, là căn cứ chỉ huy, cơ sở hậu cần và trận địa chiến đấu của quân và dân ta.
Miếu thờ bà trở thành nơi thờ cúng, sinh hoạt tâm linh qua nhiều thế kỷ. Nơi đây, thời kỳ 1930 – 1945 là địa điểm hoạt động bí mật của các đồng chí Lê Duẩn, Hồ Xuân Lưu, Lê Thị Diệu Muội…, là căn cứ chỉ huy, cơ sở hậu cần và trận địa chiến đấu của quân và dân ta.
Di tích Miếu bà chúa còn mang nhiều dấu ấn văn hóa, quan niệm tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình cộng cư và giao thoa văn hóa bản địa.
Di tích Miếu bà chúa còn mang nhiều dấu ấn văn hóa, quan niệm tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình cộng cư và giao thoa văn hóa bản địa.
Với cư dân bao đời ở vùng đất này, miếu Bà chúa là nơi để bày tỏ lòng biết ơn đối với những bậc tiền nhân tạo dựng nên vùng đất, xóm làng.
Với cư dân bao đời ở vùng đất này, miếu Bà chúa là nơi để bày tỏ lòng biết ơn đối với những bậc tiền nhân tạo dựng nên vùng đất, xóm làng.
Theo các bậc cao niên trong làng, việc tổ chức lễ tế ngày giỗ của bà hàng năm nhằm giúp cho các thế hệ con cháu từ đời sang đời khác thấy được công lao to lớn của các bậc tiền nhân, để ý thức phấn đấu xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Theo các bậc cao niên trong làng, việc tổ chức lễ tế ngày giỗ của bà hàng năm nhằm giúp cho các thế hệ con cháu từ đời sang đời khác thấy được công lao to lớn của các bậc tiền nhân, để ý thức phấn đấu xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.