Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng: “Mỏ vàng” mới để Hà Nội phát triển
Kinhtedothi - Ý tưởng về quy hoạch sông Hồng gắn với những khu đô thị văn minh, hiện đại đã từng được đề cập gần 20 năm trước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những siêu dự án TP ven sông Hồng không được thực hiện. Lần này, Hà Nội cần đặt quyết tâm biến chủ trương thành hành động cụ thể, thực hiện dứt điểm công tác quy hoạch vùng đất hai bên bờ sông Hồng.
Tin liên quan
-
Phương án sơ bộ sử dụng đất tại 8 khu vực bãi sông Hồng: Khả thi với cách tiếp cận mới
- Đề xuất các khu đô thị hiện đại mật độ thấp hai bờ sông Hồng
>>> Hà Nội và giấc mơ thành phố sông Hồng
>>> Hoàn thành các quy hoạch phân khu nội đô lịch sử, sông Hồng: Bước đột phá phát triển đô thị hiện đại>>> [Infographic] Các phương án quy hoạch sông Hồng trong những năm quaSông Hồng nhìn từ trên cao đoạn chạy qua địa phận quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng |
Bài toán bắt buộc phải giải
Điểm quan trọng đầu tiên là chúng ta phải khơi thông về tư duy rằng thực hiện quy hoạch hai bên bờ sông Hồng là một việc buộc phải làm đối với Hà Nội. Nói như vậy bởi, đất đai hai bên sông Hồng đang được sử dụng rất “mất trật tự”, lấn chiếm, xóm liều, xã hội đen, xây nhà ở trái pháp luật trên đất bãi ven sông. Bên cạnh đó, có những diện tích đất đã được các cơ quan quản lý cho phép trở thành đất đô thị gắn với nhà tập thể, cơ sở sản xuất, dịch vụ, nhà dân có “sổ đỏ”. Từ góc nhìn tài sản, đất đai giữa hai con đê sông Hồng thực sự là một “mỏ đất vàng” mà Hà Nội cần phải quyết tâm vượt qua những khó khăn, thách thức, có biện pháp khai thác hợp lý phục vụ phát triển đô thị, kinh tế, du lịch và bảo vệ môi trường.Khi thực hiện quy hoạch vùng đất hai bên sông Hồng, TP cần cải tạo chuyển đất nông nghiệp một số nơi trở thành đất đô thị, tạo dựng những khu đô thị mới, khu dịch vụ mới hiện đại, đồng bộ. Bên cạnh những khu đô thị mới, cần tính đến chuyện nâng cấp các khu dân cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng. Tổng quan lại, dải đất gắn với sông Hồng cần quy hoạch phát triển theo hướng chỗ nào là không gian mở cho môi trường sinh thái phát triển, chỗ nào là khu dân cư đô thị, chỗ nào là khu dịch vụ cho phát triển du lịch sông Hồng, chỗ nào là hạ tầng đô thị để tạo dựng một hệ sinh thái đô thị phát triển.Ở đây, hoàn toàn có thể phối hợp được vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan sông nước với bàn tay con người tạo ra cảnh quan khác biệt của những cây cầu ngang sông, dọc sông, của những bến nước, mặt phố, ánh sáng... Nếu quy hoạch tốt sẽ tạo ra hệ sinh thái đô thị xanh có cảnh quan khác biệt. Những khu vui chơi, công viên xanh, du lịch xanh không chỉ tạo được không gian kinh tế mật độ cao. Đây cũng là giải pháp cải thiện môi trường sống cho người dân TP, đồng thời cũng là nơi tạo ra nhiều việc làm cho người dân Hà Nội.Một vấn đề mà khi nghiên cứu lập quy hoạch sông Hồng mà TP cần tính đến là di dân ở khu vực lòng sông. Ở khu vực này hiện nay dân cư được chia thành nhiều nhóm. Có nhóm là dân tứ xứ đến lấn chiếm đất bãi sông Hồng để cư ngụ không chính thức, cũng có nhóm Nhà nước bố trí định cư từ nhiều năm trước... Do vậy, GPMB để thực hiện quy hoạch là bài toán khó khăn. Tuy nhiên, đây là bài toán dứt khoát phải giải quyết gắn với quy hoạch phát triển. Khi lập quy hoạch sẽ phải dự tính bài toán nguồn lực đất đai để tái định cư tại chỗ.Nguồn lực từ quỹ đấtNguồn lực hiện thực hóa quy hoạch này cũng là một vấn đề quan trọng phải đặt ra. Trong những năm trước, nhiều ý kiến cho rằng TP ven sông Hồng là một ý tưởng rất độc đáo nhưng lấy tiền đâu ra để thực hiện. Ngân sách Nhà nước thì eo hẹp, chắc chắn không đủ. Giải pháp ở nhiều nơi đã làm là lấy giá trị đất đai tăng thêm khi chuyển từ đất bãi bồi thành đất vàng đô thị. Đà Nẵng đã phát triển được một TP hiện đại từ một TP xác xơ sau chiến tranh chỉ bằng giá trị đất đai tăng thêm do đầu tư hạ tầng mang lại, không sử dụng bất kỳ đồng ngân sách nào. Đô thị càng phát triển thì giá đất càng tăng thêm. Hà Nội nên tính đến kinh nghiệm phát triển đô thị chỉ từ vốn hoá đất đai của Đà Nẵng để áp dụng cho phát triển đô thị ven sông Hồng.Hiện nay, khu vực ven sông Hồng chủ yếu vẫn nguyên thủy là đất bãi bồi ven sông, việc chuyển thành đất đô thị sẽ mang lại giá trị tăng thêm rất cao. Đất chưa sử dụng hoặc đang tạm sử dụng vào mục đích nông nghiệp chuyển thành đất vàng đô thị có tính hấp dẫn đặc biệt.Khó khăn, trở ngại và quyết tâmĐiều khó khăn nhất vẫn là ý kiến nhiều chiều về thoát lũ sông Hồng hay trị thuỷ sông Hồng. Sông Hồng vốn được mệnh danh là có lũ hung dữ. Những năm xưa, mùa nước lũ luôn mang tới lo lắng vỡ đê đe dọa các khu dân cư nông thôn và đô thị. Ngày nay, nước có vẻ ít hơn, lũ cũng ít hơn nhưng cũng không ai biết lũ chu kỳ thế kỷ sẽ ra sao, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Phát triển đô thị chắc chắn sẽ phá vỡ tư duy trị thủy xưa dùng không gian trống bãi sông để thoát lũ. Mặc dù khó nhưng chịu khó tư duy chúng ta sẽ tìm ra những lời giải hay.Để có một bản quy hoạch tốt về vùng đất hai bên sông Hồng, Hà Nội cần huy động và tận dụng cao nhất lượng chất xám, tri thức của những chuyên gia am hiểu về sông Hồng, về Hà Nội. Chúng ta bắt đầu tư duy, tìm giải pháp quy hoạch, giải pháp đất đai, giải pháp nước và thoát lũ và cuối cùng là giải pháp tài chính. Để sao cho tập trung đưa ra một lời giải tích cực nhất về vấn đề này càng sớm càng tốt, Hà Nội phải bắt đầu và không xếp hồ sơ lại khi gặp những ý kiến trái chiều. "Không có việc gì khó", sông Hồng đâu phải là trở lực không thể vượt qua.
Sông Hồng không chỉ mang lại cảnh quan cho Hà Nội mà đây là một con sông còn mang yếu tố quan trọng về phong thủy cho TP. Do vậy, dựa vào sông Hồng để phát triển là một điều rất tuyệt vời đối với Hà Nội. Bên cạnh đó, nói về mặt địa kinh tế thì ai cũng thấy khu đô thị ven sông Hồng là một nguồn lực lớn cho phát triển BĐS đô thị nhưng rất tiếc rằng nhiều diện tích đất lại đang để hoang hóa hoặc bị sử dụng không đúng mục đích và không hiệu quả. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
[Xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo: Giải pháp nào triệt để?] Bài 3: Hệ lụy từ giá trị đất mặt tiền
Kinhtedothi - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó xử lý triệt để những ngôi nhà mỏng, méo sau khi mở đường. XEM THÊM -
Thời tiết hôm nay 15/4: Hà Nội sáng mưa nhỏ, trưa chiều trời nắng
Kinhtedothi - Hôm nay (15/4), thời tiết tại Hà Nội trời nhiều mây, sáng có mưa nhỏ, sau không mưa, trưa chiều giảm...XEM THÊM -
[Clip] Hành động đẹp của một cậu bé khi đi sang đường
Kinhtedothi - Đoạn video được ghi lại ngày 13/4, cho thấy hành động đẹp khi biết ơn bác tài xế xe ô tô của một cậu bé...XEM THÊM -
TP Hồ Chí Minh: Phân luồng, điều chỉnh giao thông trên đường Đỗ Văn Dậy trong gần 3 tháng
Kinhtedothi - Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh vừa thông báo, sẽ tiến hành phân luồng, điều chỉnh giao thông đườn...XEM THÊM -
Ra quân xử lý bục bệ, cầu dẫn gây cản trở hệ thống thoát nước
Kinhtedothi – Ngày 14/4, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã tổ chức ra quân xử lý bục bệ, cầu dẫn sai quy định gây...XEM THÊM -
Tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 14/4: Cây xanh đổ trúng xe Toyota Fortuner, tài xế thoát nạn
Kinhtedothi - Tin tức tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 14/4: Đâm vào gốc cây, 2 thiếu niên đi xe máy tử vong tại c...XEM THÊM
-
[Clip] Không làm chủ tốc độ, nam thanh niên đi xe máy suýt chết dưới bánh xe tải
Kinhtedothi - Sự việc xảy ra vào khoảng 10 giờ ngày 12/4, trên đường Nguyễn Tất Thành đoạn qua phường Nông Trang, TP Việt Trì, Phú Thọ.14-04-2021 17:05
-
Hà Nội rà soát đầu tư xây dựng mới, cải tạo công viên, vườn hoa
Kinhtedothi - Thường trực HĐND TP Hà Nội đã có Văn bản số 88/HĐND đề nghị UBND TP báo cáo một số nội dung để phục vụ triển khai thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Chươ...14-04-2021 16:52
-
Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Hà Nội chuyển lạnh, vùng núi chuyển rét
Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia vừa phát đi bản tin về tình hình thời tiết cả nước trong 10 ngày tới, từ đêm 14/4 - 24/4. Theo đó, nhiều khu vực trên phạm vi cả nư...14-04-2021 16:12
-
Việt Nam - Nhật Bản bàn giải pháp ứng phó lũ quét, sạt lở đất
Kinhtedothi - Ngày 14/4, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến bàn giải pháp phòng, chống lũ quét, sạt lở đất với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).14-04-2021 16:11
-
Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A khiến một người tử vong
Kinhtedothi - Vào khoảng 9 giờ sáng 14/4, trên Quốc lộ 1A đoạn chạy qua địa phận Quán Hành (Nghi Lộc, Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến một người tử vong tại chỗ.14-04-2021 14:52
- Hà Nội: Kiến nghị kịp thời ngăn chặn thông tin độc hại trên mạng, tránh ảnh hưởng đến ứng cử viên trong vận động bầu cử
- Hà Nội tăng 1,13 điểm, nằm trong top 10 về chỉ số PCI
- [Báo động tình trạng vi phạm bản quyền báo chí] Bài cuối: Cuộc chiến không khoan nhượng
- Quản lý hoạt động kinh doanh xe khách liên tỉnh: Nhiều lỗ hổng pháp lý
- [Xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo: Giải pháp nào triệt để?] Bài 3: Hệ lụy từ giá trị đất mặt tiền
- Không lơ là với lạm phát
- Chủ động xử lý các tình huống trong cuộc bầu cử
- Thước đo từ những con số
- 4 bệnh nhân nhập cảnh mắc mới Covid-19 được cách ly tại Kiên Giang và Khánh Hoà