Tài sản đảm bảo, đấu giá nhiều lần vẫn không xong

Trâm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 12/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TP Hà Nội và Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác thi hành án dân sự trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.

Ngay sau khi Quy chế phối hợp được ban hành, hai bên tổ chức triển khai thực hiện Quy chế phối hợp cơ bản đáp ứng yêu cầu, triển khai đúng phạm vi điều chỉnh, đúng đối tượng áp dụng, đạt được kết quả tích cực. Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị theo quy chế thực hiện đúng nguyên tắc và phương thức phối hợp, không để xảy ra thiếu sót, vi phạm. Trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội về cơ bản đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ, phối hợp hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án, trong việc thực hiện phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản để thi hành án theo quy định.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trong năm 2017 (từ ngày 1/10/2016 đến 30/9/2017) các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc thành phố Hà Nội đã thi hành các việc thi hành án dân sự liên quan đến 57 tổ chức tín dụng với tổng số phải thi hành là 3.290 việc (chiếm 11% tổng số việc thụ lý thi hành án dân sự toàn thành phố). Số tiền, giá trị phải thi hành hơn 12.938 tỷ đồng (chiếm 69% tổng số tiền thụ lý thi hành án dân sự toàn thành phố). Trong đó, đã thi hành xong 244 việc, với hơn 1.836 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 12,75% về việc và 22,5% về tiền trên tổng số việc/tiền có điều kiện thi hành). Số ủy thác là 94 việc (1.187 tỷ đồng).
Trong quá trình triển khai, hai bên đã thực hiện tốt việc phối hợp trong cung cấp, trao đổi thông tin. Tăng cường trách nhiệm, mỗi liên hệ chặt chẽ hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án nói chung và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng nói riêng, góp phần tạo điềukiện cho công tác xử lý nợ xấu của các TCTD trên địa bàn hiệu quả.
“Mặc dù kết quả thi hành án năm 2017 cao hơn 2016 nhưng nhìn chung vẫn đat kết quả chưa cao, mới chỉ đạt 12,755 về vụ việc và 22,55 về tiền”- Giám đốc NHNN Chi nhánh Hà Nội Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ.
“Vẫn còn tồn tại một số khó khăn như thời gian xử lý một số vụ việc kéo dài, đặc biệt đối với các vụ mà bên thi hành án chây ỳ,thường xuyên có văn bản khiếu nại nhằm kéo dài thời gian. Đối với các trường hợp này, cơ quan thi hành án thường tạm đình chỉ hoặc không triển khai biện pháp cưỡng chế thi hành án, khiến cho bên thi hành án nhờn pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của TCTD”, ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank bày tỏ.
Một khó khăn nữa theo ông Thắng, khi xử lý nợ xấu của ngân hàng là việc xác định giá khởi điểm đấu giá thi hành án. Tại một số trường hợp, việc định giá tài sản còn chưa phù hợp với giá trị thị trường dẫn đến việc đấu giá kéo dài qua nhiều lần giảm giá mà vẫn không bán được.Hoặc với trường hợp khó xác minh điều kiện thi hành án như có tài sản đảm bảo nhưng là động sản máy móc công trình xa hoặc các khoản phải thu tồn đọng.
Đại diện Vietcombank kiến nghị, thời gian tới các cơ quan chức năng cầnđẩy nhanh tiến độ,sớm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản đảm bảo để tạo điều kiện cho công tác xử lý nợ xấu của các TCTD trên địa bàn được thuận lợi và hiệu quả, chỉ đạo cơ quant ư pháp, thi hành án hỗ trợ TCTDthu hồi nợ xấu, xử lý nghiêm các sai phạm có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn. trong đó chú trọng tới quy định liên quan đến tài sản bảo đảm nhằm áp dụng thống nhất các quy định liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm…
Thực tế theo Cục thi hành án TP Hà Nội, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với cơ quan thi hành án là việc xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là bất động sản, vì phải trải qua quá trình kê biên, thẩm định, định giá, bán đấu giá, mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, tâm lý ngại mua tài sản bán đấu giá để thi hành án của người dân cũng phần nào ảnh hưởng đến quá trình giải quyết các vụ việc.
Đại diện BIDV kiến nghị, thời gian tới, các bên chủ động trao đổi, bàn bạc, phản ảnh các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị kịp thời để sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách liên quan đến công tác thi hành án dân sự để hoạt động thi hành án ngày càng hiệu quả, là kênh thu hồi nợ đắc lực của các TCTD.