Tăng trưởng cần mô hình và động lực mới

Nguyên Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những năm qua, mặc dù đạt được những kết quả nhất định về tốc độ tăng trưởng, huy động vốn cho đầu tư phát triển... song, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đơn cử như cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; năng suất lao động thấp; chất lượng tăng trưởng thấp đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng, gia tăng lượng phát thải, đe dọa ô nhiễm môi trường...

Tại phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, giai đoạn 2016 - 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc -Trưởng ban Chỉ đạo đặt vấn đề đến việc, cần tìm động lực mới cho tăng trưởng trong bối cảnh thương mại thế giới gia tăng xung đột, chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại.
 Sản xuất kính hộp tại Công ty CP Công nghiệp châu Á (CAG) tại Khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội). Ảnh: Danh Lam
Yêu cầu mới - phương thức mới

Chính phủ đánh giá, nhiệm vụ nhiều nhưng dư địa thực hiện lại rất hạn hẹp khi nợ công từ đầu nhiệm kỳ là 64,8%, sát trần nợ công Quốc hội cho phép, tỷ lệ trả nợ công trên thu ngân sách là 27,3% (giới hạn là 25%), nợ xấu ngân hàng cao…Vừa rồi, tăng trưởng của cả nước chủ yếu đến từ việc khai thác các tiềm năng sẵn có, không có thêm từ ngân sách, tín dụng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân, động lực của khoa học công nghệ, mà nền tảng là giáo dục đào tạo, đặc biệt là chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0. Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung cho các cực tăng trưởng, các trung tâm phát triển.

Nói về các cực tăng trưởng, theo đánh giá của Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) Nguyễn Đình Cung, khi 3 đầu tàu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng tăng trưởng thêm 1%, nền kinh tế sẽ tăng trưởng thêm 0,5%, tại các quốc gia phát triển, 70% việc làm và tăng trưởng của nền kinh tế là từ đô thị.

Cần chuẩn trọng tâm, đúng nguồn lực

Chia sẻ với PV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng, phải quan tâm đầu tư từ những ngành thiết thực và có thế mạnh thực sự. “Đơn cử như với dệt may, chúng ta phải quyết ngay nếu muốn tiếp tục phát triển. Theo TPP, chúng ta phải đáp ứng yêu cầu từ sợi đạt 70% nguyên liệu đầu vào từ nội khối.
Tái cơ cấu đầu tư công còn hạn chế, tình trạng lãng phí, thất thoát, nợ xây dựng cơ bản còn lớn gây áp lực đối với điều hành và cân đối NSNN. Tái cơ cấu DNNN, cổ phần hóa rất chậm, vai trò của thị trường vốn chưa đủ lớn, lãi suất còn cao, các NHTM gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ và nâng cao năng lực tài chính…

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên
Rõ ràng, Việt Nam đang không đáp ứng được yêu cầu của TPP”- ông Kiên đặt vấn đề. Muốn vậy, chúng ta phải đầu tư nhà máy sợi. Phải thay thế máy móc lạc hậu bằng công nghệ hiện đại. Tiếp đến là khu vực nông nghiệp đang gắn với 70% lực lượng lao động và dân số Việt Nam đang sống ở nông thôn. Tái cơ cấu nông nghiệp phải bắt đầu từ đưa tư duy sản xuất công nghiệp vào trong nông nghiệp. “Chúng ta phải tích tụ ruộng đất. Không thể phát triển trên những thửa ruộng chia nhỏ. Phải thay đổi phương thức sản xuất…”- ông Kiên nhấn mạnh.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đồng quan điểm cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết. Tăng cường xuất khẩu và xúc tiến thương mại, qua đó hình thành cơ cấu ngành, nội bộ ngành hợp lý hơn, giá trị sản xuất tăng nhanh; Phát triển các dịch vụ và nguồn nhân lực chất lượng cao… Đặc biệt hình thành đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, làm cơ sở phân bổ nguồn lực hiệu quả. Cần phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, thuận lợi, giảm rào cản kinh doanh, giảm chi phí và rủi ro thể chế đối với khu vực DN, nhất là DN tư nhân trong nước.

Tái cơ cấu kinh tế vùng, theo ông Thiên cần tạo liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng để phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế. Thực tế hiện nay cho thấy, phát triển theo kiểu cũ sẽ không tạo bước đột phá, ổn định kinh tế vĩ mô là quan trọng nhất khi tái cơ cấu kinh tế đó là chưa kể đến thu hút vốn đầu tư xã hội ngày càng tăng đòi hỏi sự phát triển thị trường vốn. TS. Nguyễn Đình Cung - Tổ trưởng Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo cho rằng, có thể tìm thêm động lực tăng trưởng mới ngay trong nội tại nền kinh tế như: Thúc đẩy 3 đầu tàu kinh tế là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, cần có chiến lược, chính sách, công cụ phát triển phù hợp; tăng cường thể chế về liên kết vùng; các chỉ số về chất lượng tăng trưởng…
Tới đây khi các cam kết quốc tế đi vào thực thi, hàng hóa các nước sẽ tràn vào Việt Nam. Nếu không sớm điều chỉnh sẽ rất khó khăn cho nền kinh tế. Nhìn lại quá trình tái cơ cấu nền kinh tế thời gian vừa qua cán cân xuất khẩu giữa hai khu vực DN nội và ngoại cũng như tình hình giải thể, phá sản và ngừng hoạt động DN thời gian qua là một lời cảnh báo rất cụ thể cho vấn đề này. 
Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên