80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thắp sáng vùng biên, đổi thay nông thôn Sơn La

Kinhtedothi - Điện chiếu sáng không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn mới mà còn góp phần đảm bảo an ninh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Đồng lòng thắp sáng từng bản làng

Chiềng Sơn là xã biên giới của tỉnh Sơn La, có 3.233 hộ dân với 7 dân tộc cùng sinh sống tại 24 bản, tiểu khu. Trước đây, các tuyến đường nội bản, liên bản gần như không có điện chiếu sáng, việc đi lại ban đêm gặp khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự. Các hoạt động văn hóa, thể thao vào buổi tối cũng rất hạn chế.

Trước thực tế đó, từ năm 2022, xã Chiềng Sơn triển khai chủ trương đầu tư hệ thống điện chiếu sáng đường ngõ xóm. Theo đó, người dân đóng góp đầu tư cột, bóng đèn và duy tu bảo dưỡng đối với hệ thống sử dụng điện lưới; còn hệ thống năng lượng mặt trời được Nhà nước hỗ trợ cột và bóng đèn ban đầu.

Ông Phan Thanh Hoằng, Phó Chủ tịch HĐND xã Chiềng Sơn, cho biết: “Xã đã tổ chức rà soát, lấy ý kiến nhân dân. Việc triển khai được người dân đồng thuận cao, bởi bà con là người trực tiếp thụ hưởng và cũng là chủ thể tham gia giữ gìn công trình.”

Từ các nguồn lực xã hội hóa và đóng góp của nhân dân, đến nay xã đã lắp hơn 44 km điện chiếu sáng với tổng kinh phí trên 1,6 tỷ đồng. Những “con đường ánh sáng” đã thắp lên niềm vui ở từng bản làng biên giới.

Tại bản Suối Thín (xã Chiềng Sơn), buổi tối giờ đây đã rộn ràng ánh điện. Bản huy động được 1,7 km đường chiếu sáng nhờ đóng góp của người dân và các đơn vị thiện nguyện. Anh Sồng A Chinh, Bí thư Chi bộ bản, chia sẻ: “Có điện, bản tổ chức được nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao buổi tối, gắn kết cộng đồng và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh.”

Không chỉ mang lại ánh sáng, các tuyến đường điện còn góp phần thúc đẩy sinh kế. Anh Giàng A Páo ở bản Pha Luông (xã Chiềng Sơn) vui mừng cho biết: “Nhà tôi bán tạp hóa, trước đây chỉ mở ban ngày. Nay có điện, tôi bán đến 8-9 giờ tối, bà con đi lại đông hơn, thu nhập cũng cải thiện rõ”.

Tuyến đường bản Suối Thín, xã Chiềng Sơn, được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng. Ảnh: BSL

Điện sáng mở đường phát triển toàn diện

Không chỉ riêng Chiềng Sơn, nhiều bản làng ở xã Mường La đã và đang “thay da đổi thịt” nhờ hệ thống chiếu sáng nông thôn. Giai đoạn 2021-2025, huyện đã huy động trên 608 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xây dựng 109 công trình thiết yếu. Trong đó, các mô hình chiếu sáng bằng điện mặt trời được triển khai rộng rãi, tạo điểm nhấn cho xây dựng nông thôn mới.

Tại xã Mường La, hiện có 75 mô hình điện chiếu sáng nông thôn hoạt động hiệu quả. Riêng bản Noong Quài đã trích 150 triệu đồng từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cộng đồng để lắp đặt 50 cột đèn năng lượng mặt trời dọc các trục đường chính. Ông Quàng Văn Kim, Bí thư chi bộ bản chia sẻ: “Đường sáng thì dân đi lại yên tâm, an ninh trật tự cũng ổn định hơn.”

Tương tự, bản Cát Lình của đồng bào dân tộc Mông đã trích 50% tiền dịch vụ môi trường rừng đầu tư cho hạ tầng, giúp 100% tuyến đường nội bản và 30% đường vào khu sản xuất được đổ bê tông và có đèn chiếu sáng. Tổng kinh phí huy động ước khoảng 1 tỷ đồng cùng hàng nghìn ngày công lao động.

Phát triển hạ tầng gắn với tăng thu nhập là hướng đi xuyên suốt trong xây dựng nông thôn mới tại Mường La. Tại khu vực trung tâm, người dân được vận động phát triển thương mại, dịch vụ; các bản ven lòng hồ thủy điện được định hướng làm du lịch, khai thác thủy sản. Xã hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.

Hiện toàn xã có hơn 2.000 ha cây ăn quả, tổng đàn đại gia súc trên 12.400 con, gần 40.000 con lợn, cùng 659 lồng cá thương phẩm khai thác từ 40 ha ao, hồ. Du lịch bước đầu hình thành với các tour lòng hồ, homestay, trải nghiệm văn hóa dân tộc.

Trong 5 năm qua, xã đón 51.500 lượt khách, tổng doanh thu hơn 15 tỷ đồng. Những tín hiệu tích cực từ du lịch đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Bí thư Đảng ủy xã Mường La, cho biết: Đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí, 38/57 chỉ tiêu xã nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,9%. Thời gian tới, Mường La sẽ tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo chuỗi giá trị bền vững, gắn với du lịch; cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng chuyển đổi xanh, tạo ra các sản phẩm đặc sản đặc trưng, củng cố liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) và khuyến khích đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Hoàn thành bê tông hóa các tuyến đường từ trung tâm xã đến bản, xây dựng môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn, Mường La đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030 – một chặng đường nhiều thách thức nhưng cũng đầy hứa hẹn.

Sơn La: đánh thức tiềm năng, xây dựng mô hình kinh tế xanh, bền vững

Sơn La: đánh thức tiềm năng, xây dựng mô hình kinh tế xanh, bền vững

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ