Thị trường chứng khoán "đỏ lửa" sau thông tin về ông Trịnh Văn Quyết

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Phiên giao dịch hôm nay (28/3), sau tin đồn Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vướng mắc pháp lý khiến thị trường chứng khoán rung lắc mạnh.

Sau một tuần VN-Index tăng điểm tốt, tưởng chừng thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ đón nhận những thông tin tích cực từ báo cáo tháng 3 và quý 1/2022 để đi lên. Nhưng tin đồn liên quan đến Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vướng mắc đến vấn đề pháp lý đã khiến thị trường chứng khoán rung lắc mạnh.

Ngay trong buổi sáng, nhóm cổ phiếu “họ” FLC đã lao dốc, đồng loạt bị bán với giá sàn, khớp lệnh thấp và dư bán sàng hàng chục triệu đơn vị mỗi mã. Cụ thể, mã FLC khớp hơn 4 triệu đơn vị và dư bán sàn tới hơn 64,4 triệu đơn vị; ROS khớp 3,63 triệu đơn vị và dư bán sàn 58,55 triệu đơn vị; AMD khớp 2,39 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 13,9 triệu đơn vị; HAI khớp 2,74 triệu đơn vị và dư bán sàn 8,65 triệu đơn vị.

Còn cổ phiếu HQC cũng gây “sốc” trên thị trường khi nhóm cổ đông sở hữu chiếm 8,26% cổ phần tại Địa ốc Hoàng Quân đã nghi ngờ hoạt động tài chính tại đơn vị này và đồng loạt ký tên gửi yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường đến Hội đồng quản trị, gửi văn bản nêu ra 5 câu hỏi chất vấn gay gắt “Vì sao chỉ lãi 1 tỷ đồng mỗi quý trong khi vốn điều lệ 4.766 tỷ đồng?”.

Sau hàng loạt phiên tăng trần ở tuần trước thì sáng nay HQC đóng cửa giảm 6,9% xuống mức giá sàn tại 9.400 đồng/CP và khớp hơn 34,34 triệu đơn vị, cao nhất thị trường, còn dư bán sàn 4,68 triệu đơn vị.

Bên cạnh những cổ phiếu bất động sản (BĐS) nhỏ và vừa kể trên lao dốc, thì các mã quen thuộc khác như: ITA, LDG, HAR, DIG, DXG, CKG, DXS, HDC, HDG… đều giảm từ trên 2% đến trên 5%.

Nhóm cổ phiếu bluechip kết phiên sáng chỉ còn 5 mã giữ được sắc xanh, 23 mã dừng ở sắc đỏ. Trong đó, tích cực nhất các mã bán lẻ với MWG tăng tốt nhất 3,5% lên mức 143.800 đồng/CP; FPT tăng 2,3% lên 97.900 đồng/CP; PNJ tăng 1,7% lên 110.000 đồng/CP; cặp đôi dầu khí là GAS cùng PLX đều tăng 0,7%.

Ngược lại, các mã giảm đều để mất sâu từ trên 1% trở lên. Trong đó, giảm sâu nhất là 2 mã BID và STB cùng giảm hơn 3%; các mã giảm từ trên 1% trở lên là VHM, VNM, MSN, SAB, GVR, NVL…

Nhóm chứng khoán cũng đồng loạt giảm giá, trừ mã FTS thuộc họ “FPT” đi ngược thị trường cùng “ông” lớn FPT, tăng 3% lên mức 55.400 đồng/CP.

Cùng với đó, nhóm cổ phiếu thủy hải sản sáng nay cũng thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư tăng tốt. Cụ thể, ACL tăng trần, AAM tăng 6,6% lên sát mức giá trần, IDI và CMX cùng tăng hơn 5%, FMC tăng gần 5%, VHC và ASM cùng tăng trên 3%.

Thị trường "đỏ lửa" sau thông tin về Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Thị trường "đỏ lửa" sau thông tin về Chủ tịch Tập đoàn FLC.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 125 mã tăng và 325 mã giảm, VN-Index giảm 13,94 điểm, tương đương mất 0,93% xuống 1.484,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 470,6 triệu đơn vị, giá trị 14.123 tỷ đồng, cùng tăng 24% cả về khối lượng và tăng 9% giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày (25/3).

Như đã nói ở trên, trước thông tin trên mạng xã hội về việc ông Trịnh Văn Quyết vướng mắc đến vấn đề pháp lý đã khiến TTCK tiếp rung lắc mạnh. Nhiều cổ phiếu BĐS không phải trong nhóm FLC cũng đã bị đẩy bán ra ở mức giá sàn, hoặc gần sàn. Cụ thể, nhóm cổ phiếu "họ" FLC có mã FLC khớp hơn 5,1 triệu đơn vị và dư bán sàn tới gần 59 triệu đơn vị; ROS khớp 3,94 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 60 triệu đơn vị; AMD khớp 2,6 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 12,88 triệu đơn vị; HAI khớp hơn 3 triệu đơn vị và dư bán sàn 8,4 triệu đơn vị; ART khớp hơn 4,2 triệu đơn vị và dư bán sàn 10,59 triệu đơn vị.

Cổ phiếu HQC đóng cửa giảm 6,9% xuống mức giá sàn tại 9.400 đồng/CP và khớp hơn 35,97 triệu đơn vị, đứng thứ 4 trên thị trường, còn dư bán sàn 12,67 triệu đơn vị.

Bên cạnh những cổ phiếu bất động sản (BĐS) – xây dựng nhỏ và vừa kể trên lao dốc với câu chuyện riêng, thì nhiều mã khác cũng giảm sâu. Đứng giá sàn phiên chiều còn có DIG, HAR, LDG, NBB, QCG, VRC, TGG, TTB, VPH, trong đó DIG khớp 15,77 triệu đơn vị; LDG khớp 23,9 triệu đơn vị.

Các mã khác giảm sâu còn có CII giảm 6,2%, gần mức giá sàn tại 30.800 đồng/CP, khớp hơn 14,8 triệu đơn vị; ITA giảm 5,7%, khớp 28,88 triệu đơn vị; SCR giảm 3,9%, khớp 15,9 triệu đơn vị; DXG giảm 1,7%, khớp 17,1 triệu đơn vị.

Ngoài ra, các mã giảm sâu từ gần 2% đến trên 5% còn có ITC, KBC HIR, CKG, DXS, HDC, HDG, NLG, SCR, SGR, SZC, TDC, TLD, TTA, TCD, NHA, LCG, HHV, HBC, FCM, FCN… Trong đó, HAR khớp 5,5 triệu đơn vị; KBC khớp 5,7 triệu đơn vị; NLG khớp 10,7 triệu đơn vị; LCG khớp hơn 8,2 triệu đơn vị; HBC khớp hơn 7,6 triệu đơn vị; FCN khớp 6,6 triệu đơn vị.

Một vài mã trong nhóm lại ngược chiều. Cụ thể, PC1 đi lên giá trần, tăng 7%, khớp 6,87 triệu đơn vị; HT1 tăng 2,8%, khớp 5,76 triệu đơn vị; HTN tăng 3,9%, khớp 1,2 triệu đơn vị; LHG tăng 5,3%, khớp 1,3 triệu đơn vị.

Nhóm bluechip phiên chiều có tới 23 mã giảm, chỉ còn 3 mã tăng giá và 3 mã đứng giá. Cụ thể, 3 mã đứng giá có MWG tăng tốt nhất 3,7% lên 144.000 đồng/CP, khớp vượt trội mọi khi với 3,83 triệu đơn vị; FPT tăng 2,5% lên 98.100 đồng/CP, khớp 3,5 triệu đơn vị; SAB tăng có 0,1%. CÒn BVH, PLX và PNJ đã lùi về đứng giá tham chiếu.

Giảm sâu trong nhóm này là STB giảm 5,3% xuống 31.850 đồng/CP, khớp 36,7 triệu đơn vị, đứng thứ 3 thị trường về thanh khoản; BID giảm 4,3% xuống 41.600 đồng/CP, khớp 3,9 triệu đơn vị; POW giảm 3,3%, khớp 15,6 triệu đơn vị. Các mã giảm từ 2-2,8% có SSI, VNM, VRE, GVR, HDB. Các mã giảm trên 1% có VHM, TPB, VJC, VPB, ACB, CTG, HPG, NVL, PDR.

Nhóm thanh khoản tốt có HPG khớp 19,5 triệu đơn vị; SSI khớp 10,3 triệu đơn vị; VPB khớp 12,2 triệu đơn vị.

Nhóm chứng khoán cũng đồng loạt giảm điểm mất từ trên 1% đến trên 4%. Chỉ có FTS và OGC đi ngược thị trường. Trong đó, FTS đã đánh mất sắc tím, còn tăng 6,5% lên 57.300 đồng/CP, khớp 1,44 triệu đơn vị; OGC tăng 4,5% lên 18.400 đồng/CP, khớp 6,3 triệu đơn vị.

Nhóm cảng biển cũng có phiên tăng tốt, với HAH tăng 2,3%; GMD tăng 2,7%; VSC tăng 1,2%. Trong khi đó VOS và VTO đi ngược giảm 1,2-1,3%.

Đặc biệt, nhóm ngành thực phẩm chiều nay khác nhiều mã tăng lên giá trần, như: ACL, ASM, CMX, FMC, IDI, trong đó ASM khớp 14,18 triệu đơn vị; CMX khớp 5,95 triệu đơn vị; IDI khớp 7,3 triệu đơn vị.

Cặp đôi HAG-HNG gây bất ngờ khi tăng mạnh với thanh khoản cao. Cụ thể, HAG tăng 1,14% lên 13.300 đồng/CP, khớp cao nhất thị trường với 41,2 triệu đơn vị; HNG tăng gần sát giá trần 6,4%, khớp 37,47 triệu đơn vị, đứng sau HAG.

Nhóm ngành thép chỉ có NKG ngược chiều tăng 3,7%, khớp 17,7 triệu đơn vị; còn lại HSG, POM, TDL, VIS đều gảm từ 0,13% đến 6,9%.

Chốt phiên chiều 28/3, sàn HOSE có 142 mã tăng (19 mã tăng trần) và có 315 mã giảm (16 mã giảm sàn), VN-Index giảm mạnh 15,32 điểm, tương đương giảm 1,02%, về mức 1.483,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 1.065,48 triệu đơn vị, giá trị trên 32.880 tỷ đồng, tăng 38,93 về khối lượng và tăng hơn 34% về giá trị so với phiên cuối tuần trước 25/3.

Trên sàn HNX, phiên hôm nay mặc dù cổ phiếu dầu khí và một số mã công nghiệp tăng tốt, nhưng nhóm BĐS lại lao dốc khiến chỉ số HNX-Index không giữ được sắc xanh.

Cụ thể, nhóm tăng giá có PVS tăng 4,6% lên mức 36.100 đồng/CP, khớp cao thứ 2 trên sàn 11,37 triệu đơn vị; PVC tăng 3,8% lên mức 30.000 đồng/CP, khớp 2,3 triệu đơn vị; PVB đứng giá tham chiếu.

Ngoài ra, mã dệt may TNG tăng 6,4% lên 38.200 đồng/CP, khớp 7,1 triệu đơn vị; mã thực phẩm TAR tăng 2,8% lên 41.000 đồng/CP, khớp 2,7 triệu đơn vị; NVB tăng 3,1%; VC3 tăng 2,7%; VCS tăng 1,4%; LHC tăng 7,9%, khớp thấp; DDG tăng 1,9%; LAS và IDV cùng tăng 1%.

Ở chiều ngược lại; mã BĐS là CEO giảm sâu 7%, xuống 66.000, khớp cao nhất sàn HNX gần 14 triệu đơn vị; HUT giảm sâu 5,2%, xuống 41.900, khớp hơn 4 triệu đơn vị; IDC giảm sâu 3,2%, xuống 73.000, khớp hơn 4,7 triệu đơn vị; L14 giảm 4,4%.

Ngoài ra giảm sâu còn có NTP, MBS, NDN, SHS, TVC, với mức giảm từ trên 2% đến trên 3%. Trong đó, SHS khớp 5,5 triệu đơn vị; TVC khớp 6,3 triệu đơn vị.

Đóng cửa phiên chiều, sàn HNX với 88 mã tăng và 170 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm 6,86 điểm, tương đương giảm 1,49%, về mức 454,49 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 154 triệu đơn vị, giá trị gần 4.665,7 tỷ đồng.