Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thực hiện tối đa cơ chế, chính sách dành cho Thủ đô

KT&ĐT
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tỷ lệ đóng góp của Hà Nội vào GDP, thu ngân sách của cả nước có chiều hướng tăng lên và Thủ đô luôn sẵn sàng chia sẻ với các tỉnh, TP khác trong lúc khó khăn, thách thức, nhất là trong dịch bệnh Covid-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu trong Hội đồng Điều phối vùng đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Thanh Hải
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu trong Hội đồng Điều phối vùng đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Thanh Hải

Đặc biệt, TP đã ban hành và triển khai Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 phát triển công nghiệp văn hóa theo tinh thần Hội nghị văn hóa toàn quốc.

Đây là vấn đề mới, khó, nhưng Hà Nội đã mạnh dạn triển khai. Hà Nội cũng rất quyết liệt trong triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng cả nước đẩy mạnh đột phá chiến lược về hạ tầng…

Tình hình sắp tới vẫn có khó khăn, thách thức, Hà Nội cần nhận diện rõ các khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển của TP, phát huy hiệu quả mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá…

Khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065. Tổ chức triển khai quy hoạch đô thị thật tốt, vừa hiện đại và bản sắc, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh của TP…

Trong bối cảnh lạm phát trên cả nước vẫn được kiểm soát và giảm dần theo các tháng, cần ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng chính (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), tăng cả cung và cầu. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền; giảm thủ tục, chi phí cho người dân và DN. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực xã hội; đẩy mạnh chuyển đổi số...

Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến và bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả…

(Trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, ngày 6/5/2023)