Tìm giải pháp phát huy nguồn lực di sản văn hoá Thăng Long – Hà Nội
Kinhtedothi - Ngày 1/7, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức hội thảo “Di sản văn hoá Thăng Long – Hà Nội phục vụ phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô”. Hội thảo thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên, sinh viên - những người luôn yêu mến và quan tâm đến sự nghiệp phát triển văn hoá của Thủ đô.
Trong diễn văn khai mạc hội thảo, PGS.TS Đỗ Hồng Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhận định: Thăng Long - Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển công nghiệp văn hóa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mà còn là trung tâm văn hóa và nghệ thuật của Việt Nam. Việc quảng bá văn hóa và xây dựng thương hiệu quốc tế sẽ giúp Hà Nội nổi bật trên bản đồ văn hóa toàn cầu, thu hút du khách và các nhà đầu tư.

Quang cảnh hội thảo.
Tuy nhiên hiện nay, việc khai thác nguồn lực văn hoá nói chung và các giá trị di sản văn hoá nói riêng cho phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô còn không ít khó khăn, hạn chế cả về cơ chế tổ chức triển khai, phát triển sản phẩm và sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hoá.
Chính bởi vậy, hội thảo khoa học “Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô” nhằm mục đích tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học, các chuyên gia, các học giả, nhà quản lý thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn, ở nhiều cơ quan khoa học khác nhau cùng bàn thảo, trao đổi học thuật, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với mong muốn làm rõ, tiếp cận và đo lường được những khả năng phát huy nguồn lực di sản văn hoá Thăng Long – Hà Nội với phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong bối cảnh hiện nay.
Theo TS Lê Thị Thu Hương, Viện trưởng Viện Hà Nội học và Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, hội thảo đã tuyển chọn 44 bài trong hơn 50 bài viết từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu xoay quanh chủ đề Hội thảo, trong đó tập trung vào 3 chủ đề chính: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng của di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội; Thực trạng phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hoá ở Hà Nội giai đoạn hiện nay; Giải pháp phát huy tiềm năng di sản văn hoá phục vụ phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô.

Hội thảo thu hút sự góp mặt của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên...
Nội dung của các bài tham luận cho thấy, nghiên cứu phát huy nguồn lực di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong bối cảnh hiện nay vô cùng cấp thiết, đồng thời cũng là triển vọng giúp Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần vào sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Thủ đô trên trường quốc tế.
Kết quả của hội thảo là cơ sở khoa học cho nhà trường và ban chuyên môn Đề án 1209/ĐA-ĐHTĐHN về "Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", xây dựng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị với lãnh đạo TP Hà Nội về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; xây dựng, định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo” và xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội say mê hoạt động sáng tạo khởi nghiệp
Kinhtedothi – Từ những ý tưởng sáng tạo nhưng gần gũi, Ban giám khảo giải thưởng hoạt động "Sáng tạo khởi nghiệp" năm 2025 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã lựa chọn những ý tưởng xuất sắc nhất để trao giải.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội bổ sung tổ hợp C00
Kinhtedothi – Năm 2025, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiếp tục xét tuyển tổ hợp C00 đối với 7 ngành đào tạo. Đây là tin vui với thí sinh Thủ đô và cả nước.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội: đổi mới toàn diện để trở thành cơ sở đào tạo đa ngành
Kinhtedothi – Tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng các ngành hiện tại và phát triển các ngành đào tạo mới luôn được Trường Đại học Thủ đô Hà Nội xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển theo hướng hiện đại, đa ngành.