Wednesday, 08:24 16/05/2018
Tín dụng tiêu dùng: Thiếu kiểm soát chặt chẽ
Kinhtedothi - Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đã đạt trên 1 triệu tỷ đồng, đạt khoảng 19% GDP vào cuối năm 2017 và dự báo tiếp tục tăng mạnh. Mảng tín dụng tiêu dùng đang phát đi những tín hiệu thiếu kiểm soát chặt chẽ.
Nhân viên chi nhánh VietinBank Hoàn Kiếm hướng dẫn cho khách hàng về tiện ích thẻ tín dụng. Ảnh: Việt Linh |
Không tiền vẫn tiêu
Với thu nhập của hai vợ chồng gần 20 triệu đồng/tháng, chị Thu Trang (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, số tiền này vừa đủ chi tiêu hàng tháng cho 4 người trong gia đình chị. Tuy nhiên, cũng không ít lần cần mua sắm vài vật dụng trong nhà nhưng chưa đến ngày nhận lương của hai vợ chồng. Chính từ nhiều trường hợp như chị Trang, thẻ tín dụng được xem là chiếc chìa khóa vàng đối với người tiêu dùng. Các ngân hàng đã đẩy mạnh dịch vụ thẻ tín dụng và hoạt động bán lẻ, bán chéo sản phẩm, kích thích mua sắm của người tiêu dùng.Thẻ tín dụng là hình thức cấp tín dụng tạm thời của ngân hàng, khách hàng chi tiêu trước – thanh toán sau. Thẻ tín dụng mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng dễ biến khách hàng sẽ trở thành "con nợ" của ngân hàng.
Theo Thông tư 39 và Thông tư 43 do NHNN ban hành và áp dụng ngay đầu năm 2017, nghiêm cấm các hành vi đe dọa, đòi nợ thô bạo khách hàng. Những biện pháp được đưa ra để đôn đốc, thu hồi nợ phải phù hợp với đặc thù của khách hàng và quy định của pháp luật. Ngoài ra, thời gian nhắc nợ là do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng phải trong khoảng thời gian 7 - 21 giờ và không bao gồm biện pháp làm phiền đối với khách hàng. |
Thời gian qua, hoạt động cho vay tiêu dùng rất bất cập: Nhiều đơn vị không có giấy phép, không đúng chức năng; quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, từ khâu cấp phép tới quản lý, giám sát hoạt động. Người tiêu dùng không tìm hiểu, đọc kỹ thông tin, dẫn tới rơi vào bẫy. Nếu giải quyết được những nguyên nhân đó, hoạt động cho vay tiêu dùng mới đi vào khuôn phép, hạn chế thiệt hại của những người nghèo, người kém hiểu biết. TS Cao Sỹ Kiêm |