TP Hồ Chí Minh: chủ động trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt
Kinhtedothi – Bãi chôn lấp dự phòng xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ giúp TP Hồ Chí Minh chủ động trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt cũng như dự phòng trong các tình huống khẩn cấp đồng thời đảm bảo yêu cầu an ninh chất thải cho TP.
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh đề xuất thêm địa điểm đầu tư xây dựng bãi chôn lấp dự phòng xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Bãi chôn lấp rác dự phòng được đề xuất rộng 14 ha nằm ở giữa khu đất được giao cho Công ty cổ phần Tasco và khu đất bãi chôn lấp số 3 giao cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.
Theo Sở TN-MT, sau khi rà soát có 2 địa điểm có thể đầu tư thêm một bãi chôn lấp rác sinh hoạt.
Địa điểm thứ nhất là Dự án Khu công nghệ Môi trường xanh tại tỉnh Long An. Sở TN-MT cho biết, về dự án Khu công nghệ Môi trường xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) hiện nay, UBND TP Hồ Chí Minh đang phối hợp với UBND tỉnh Long An giải quyết vấn đề pháp lý liên quan đến chủ đầu tư. Vì vậy, việc xây dựng bãi chôn lấp tại dự án này cần nhiều thời gian thực hiện.
Địa điểm thứ hai là khu đất tại Lô I có diện tích 14 ha tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi phù hợp để thực hiện đầu tư, xây dựng 1 bãi chôn lấp rác dự phòng vì có nhiều yếu tố thuận lợi.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 từ năm 2005. Khu này có quy hoạch đất xây dựng bãi chôn lấp tại Lô I với diện tích khoảng 100,75ha đã được bồi thường và bàn giao mặt bằng. Hiện nay, tại Lô I vẫn còn một khu đất có diện tích khoảng 14ha chưa được bàn giao sử dụng. Mặt khác, vị trí này đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường khi đầu tư bãi chôn lấp hợp vệ sinh đáp ứng đầy đủ tiêu chí về công nghệ.

Một bãi tập kết rác tại TP Hồ Chí Minh
Sở TN-MT nhận thấy vị trí khu đất 14ha phù hợp để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt dự phòng.
Do đó, Sở này kiến nghị lãnh đạo TP chấp thuận địa điểm đầu tư, xây dựng bãi chôn lấp rác dự phòng tại vị trí trên và giao Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP tham mưu, triển khai ngay các thủ tục để đầu tư, xây dựng dự án theo hình thức đầu tư công.
Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở TN-MT tham mưu UBND TP Hồ Chí Minh đề xuất bổ sung vốn đầu tư công để triển khai thực hiện dự án này.
Hiện nay, mỗi ngày TP phát sinh 10.000 tấn rác thải sinh hoạt. Các bãi chôn lấp rác hiện đang trong tình trạng quá tải nên TP Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh việc khởi công các nhà máy đốt rác phát điện để xử lý rác thải sinh hoạt.

Tagom và hành trình biến rác thải thành tài nguyên tái sinh
Kinhtedothi - Các thành viên của Tagom - dự án vì môi trường vẫn ngày ngày lặng thầm “cứu hộ” rác thải, phân loại và biến rác thành tài nguyên tái sinh.

Nhân viên chôn rác thải xuống bãi biển Mũi Né bị phạt 3,5 triệu đồng
Kinhtedothi - Ngày 8/4, UBND phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã ra quyết định xử phạt hành chính 3,5 triệu đồng đối với ông Tr.N.M về hành vi chôn rác thải sinh hoạt xuống bãi biển Mũi Né.

Hà Nội và cuộc chiến giảm thiểu rác thải nhựa
Kinhtedothi- Rác thải nhựa đang trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, Thủ đô đang đối mặt với bài toán cân bằng giữa phát triển và kiểm soát ô nhiễm nhựa, đòi hỏi những giải pháp bền vững từ chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng. Luật Thủ đô 2024 được nhận định là căn cứ pháp lý hiệu quả để giải quyết vấn đề này.