Trà sữa nhượng quyền: Điểm sáng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế 

Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường trà sữa tại Việt Nam là một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Sự yêu thích của người tiêu dùng và xu hướng thưởng thức thức uống nhanh, tiện lợi đã đóng góp vào sự phát triển của ngành này. 

Sự phổ biến của trà sữa đã tạo ra một sự cạnh tranh sôi nổi và thu hút sự quan tâm của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng cùng với sự phát triển của các chuỗi cửa hàng nhượng quyền trà sữa và các mô hình kinh doanh khác nhau.

Sự phát triển của chuỗi cửa hàng và mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng trà sữa ngày càng mở rộng và phát triển trong các thành phố lớn ở Việt Nam. Ngoài cửa hàng truyền thống, mô hình kinh doanh qua ứng dụng di động và giao hàng cũng đang trở thành một xu hướng phổ biến.

Thị trường trà sữa ở Việt Nam rất đa dạng với nhiều loại hương vị và topping khác nhau để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng. Ngoài trà sữa truyền thống, còn có các loại trà sữa ô Long, trà sữa trái cây, trà sữa matcha, trà sữa macchiato, trà sữa kem, và nhiều lựa chọn khác.

Trà sữa Ô long đang là xu hướng mới của thị trường đồ uống hiện nay
Trà sữa Ô long đang là xu hướng mới của thị trường đồ uống hiện nay

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như ở Việt Nam đang đối mặt rất nhiều khó khăn đối với hầu hết tất cả các lĩnh vực, ngành hàng khác nhau thì mô hình kinh doanh cửa hàng nhượng quyền trà sữa lại có sự ổn định và  hiệu quả hơn cả, nguyên nhân chính là nhu cầu người tiêu dùng đối với mặt hàng này vẫn rất cao do yếu tố độ tuổi (chủ yếu là giới trẻ) và giá cả sản phẩm ( trong khoảng 25.000 đến 50.000 đ cho mỗi sản phẩm) sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thu nhập của người tiêu dùng.

Kinh doanh cửa hàng nhượng quyền trà sữa cần nguồn  vốn đầu tư  khoảng từ  800 triệu đến vài tỷ cho một cửa hàng tùy từng quy mô diện tích,  không đòi hỏi kinh nghiệm hay khả năng chuyên môn nhất định do được vận hành theo tiêu chuẩn chung của hệ thống nhượng quyền.

Ông Phạm Đức Quyết – Phó Tổng GĐ thương hiệu Y-O-X Tea House cho biết, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ để lựa chọn mô hình phù hợp trước khi mở cửa hàng. Hiện thị trường có rất nhiều mô hình kinh doanh nhượng quyền trà sữa với nhiều phân khúc khác nhau, chi phí nhượng quyền thương hiệu khác nhau. Nhà đầu tư cũng không nên chỉ nhìn vào số lượng cửa hàng của một chuỗi nào đó mà không thể không quan tâm đến tỷ lệ số lượng mở mới so với số đóng cửa hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Ông Quyết cho biết, Y-O-X Tea House là một thương hiệu trà sữa Ô long tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng  đã định hình để trở thành một trong số ít những thương hiệu lớn nhất thị trường Việt Nam về ngành trà sữa . Hiện YOX đang xây dựng và vận hành chuỗi những cửa hàng đầu tiên, theo kế hoạch YOX sẽ triển khai tối thiểu 50 cửa hàng trong năm 2023 và 150 cửa hàng nhượng quyền thương hiệu trong năm 2024.

YOX tea house hỗ trợ truyền thông cho các cửa hàng nhượng quyền trà sữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh
YOX tea house hỗ trợ truyền thông cho các cửa hàng nhượng quyền trà sữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh

Khác với một số thương hiệu có chiến lược phát triển nóng  và thời gian tồn tại (tuổi đời) ngắn từ 2 – 5 năm. YOX Tea House xây dựng chiến lược phát triển chuỗi trong dài hạn. Với chiến lược này, nhà đầu tư mở cửa hàng nhượng quyền trà sữa sẽ yên tâm hơn về sự ổn định dài hạn của thương hiệu mà không lo phải sớm chuyển đổi mô hình kinh doanh khi chưa kịp thu hồi vốn hoặc hiệu quả đầu tư mong muốn.  Cơ sở để thực hiện chiến lược này là bốn thế mạnh cạnh tranh vượt trội mà YOX đã và đang  tạo ra cho mình: Chất lượng đồ uống; Không gian kiến trúc, nội thất; Hình ảnh nhận diện thương hiệu và Giá thành sản phẩm. Ngoài ra, YOX cùng xây dựng những chính sách ưu đãi kinh doanh nhượng quyền ít vốn, hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư mở cửa hàng nhượng quyền trà sữa để các cửa hàng đều có thể hoạt động, phát triển ổn định và đạt hiệu quả kinh doanh cao.