Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ưu đãi đặc biệt theo Luật Thủ đô 2024

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Xác định rõ danh mục ưu tiên

Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đi đầu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, - khoa học công nghệ. Để đạt được mục tiêu này, TP cần những nguồn lực lớn, đặc biệt là từ các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Và bước đi tất yếu đầu tiên là mở một hành lang chính sách thông thoáng, thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư giàu tiềm lực. Luật Thủ đô 2024 đã quy định rõ các điều kiện và ưu đãi cụ thể đối với nhà đầu tư chiến lược, thể hiện quyết tâm của Hà Nội trong việc kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi và cạnh tranh, thu hút các dự án có ý nghĩa chiến lược.

Sản xuất bản mạch tại Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam, Khu công nghiệp Thạch Thất. Ảnh: Thanh Hải

Luật Thủ đô 2024 đã xác định rõ danh mục các ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập trung vào những lĩnh vực mũi nhọn, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và thúc đẩy phát triển bền vững. Đầu tiên là nhóm ngành phát triển hạ tầng đô thị và giao thông, bao gồm đầu tư xây dựng đô thị vệ tinh; phát triển đường sắt đô thị, giao thông công cộng khối lượng lớn nội vùng và liên vùng; cũng như phát triển khu công nghệ cao và xử lý ô nhiễm môi trường.

Tiếp theo là nhóm công nghiệp công nghệ cao. Hà Nội đặc biệt khuyến khích công nghiệp chế tạo, sản xuất mạch tích hợp bán dẫn, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip bán dẫn, pin công nghệ mới, vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Đồng thời, việc phát triển và chế tạo hệ thống đầu máy, toa xe, thông tin tín hiệu, điều khiển đường sắt, điều khiển giao thông đô thị, thành phố thông minh và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng nằm trong danh mục ưu tiên. Cuối cùng, Thủ đô ưu tiên phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), cùng với việc nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới và năng lượng sạch.

Khoản 1, Điều 42 Luật Thủ đô 2024 đã quy định danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược. Điều này định hướng rõ ràng các lĩnh vực mà Thủ đô muốn tập trung thu hút đầu tư, bảo đảm nguồn lực được sử dụng hiệu quả, đúng trọng tâm.

Khoản 2 Điều 42 quy định điều kiện của nhà đầu tư chiến lược. Quy định này đưa ra các tiêu chí cụ thể về năng lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và các cam kết (đào tạo, nội địa hóa, thực hiện dự án đúng mục tiêu). Điều này giúp cho TP Hà Nội lựa chọn được những nhà đầu tư thực sự có chất lượng, tránh tình trạng đầu tư “ảo” hoặc không hiệu quả. Việc quy định rõ ràng các điều kiện này cũng tạo cơ sở để xây dựng các tiêu chí sàng lọc, đánh giá và giám sát nhà đầu tư một cách chặt chẽ.

Sàng lọc để lựa chọn tối ưu

Luật Thủ đô 2024 cũng nêu các điều kiện để trở thành nhà đầu tư chiến lược của TP Hà Nội. Cụ thể, để được công nhận là nhà đầu tư chiến lược và hưởng các chính sách ưu đãi, nhà đầu tư cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: việc thực hiện dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đã nêu trên, với số vốn đầu tư được quy định cụ thể với từng nhóm ngành, dự án.

Đồng thời, nhà đầu tư phải chứng minh được năng lực về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự với quy mô vốn tương đương quy mô dự án thu hút. Ngoài ra, cần có cam kết bằng văn bản về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, về việc nội địa hóa, và cam kết thực hiện dự án đầu tư đúng mục tiêu theo danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút của Thủ đô. Cuối cùng, nhà đầu tư phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Luật Thủ đô 2024 cũng quy định các chính sách ưu đãi đặc biệt mà nhà đầu tư chiến lược có thể được hưởng. Cụ thể, nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Thủ đô 2024 sẽ được hưởng các ưu đãi đầu tư vượt trội. Cụ thể, họ sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại đối với các dự án đầu tư thuộc trường hợp đặc thù được Luật Thủ đô 2024 quy định. Về thủ tục hải quan và thuế, nhà đầu tư chiến lược được hưởng chế độ ưu tiên đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án đầu tư, đặc biệt là miễn trừ điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu khi áp dụng chế độ ưu tiên này.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hỗ trợ phát triển nhân lực, hạ tầng và các công trình hạ tầng xã hội, chi phí hỗ trợ cho các sản phẩm công nghệ cao, cùng với nghiên cứu và phát triển. Đặc biệt, HĐND TP Hà Nội có quyền quyết định các ưu đãi, hỗ trợ khác nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc thu hút nhà đầu tư chiến lược, tạo sự linh hoạt và cạnh tranh.

Ngược lại, Luật Thủ đô 2024 cũng nhấn mạnh trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà đầu tư chiến lược. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu nhà đầu tư không đáp ứng các điều kiện về vốn, tiến độ giải ngân, các điều kiện khác hoặc không thực hiện đúng cam kết với TP, sẽ không được hưởng các ưu đãi theo quy định. Hơn nữa, nhà đầu tư chiến lược, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư có trách nhiệm liên đới bồi thường cho TP các khoản đã được nhận ưu đãi hơn so với nhà đầu tư khác, đồng thời phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về các hậu quả phát sinh do không thực hiện đúng cam kết của mình.

Những chính sách ưu đãi vượt trội này từ Luật Thủ đô 2024 là minh chứng cho sự chủ động của Hà Nội trong việc thu hút các dự án đầu tư chất lượng cao, có ý nghĩa chiến lược, góp phần vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng của Thủ đô. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam chắc chắn không thể bỏ qua những lợi thế đặc biệt mà Hà Nội mang lại. 

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Ngày 9/7, Nghị quyết Quy định chi tiết khoản 1, khoản 2, Điều 42 Luật Thủ đô về thu hút nhà đầu tư chiến lược do Sở Tài chính chủ trì xây dựng đã được HĐND TP Hà Nội thông qua, đồng thời giao UBND TP tổ chức thực hiện Nghị quyết. Trong quá trình xem xét đề xuất dự án, UBND TP trình HĐND TP quyết định ưu đãi, hỗ trợ khác phù hợp để đáp ứng yêu cầu cần thiết trong thu hút nhà đầu tư chiến lược.

Hải Phòng: thành phố cởi mở thân thiện luôn chào đón các nhà đầu tư

Hải Phòng: thành phố cởi mở thân thiện luôn chào đón các nhà đầu tư

Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

15 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng. Đây là bước đi phù hợp giúp tăng tính chủ động cho ngân hàng. Làm sao để vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vừa bảo vệ được sự an toàn, ổn định của hệ thống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ