Trở lại thời phim "mì ăn liền"?
Năm 2011, điện ảnh Việt tung ra nhiều bộ phim mới - những món ăn được trang trí bắt mắt, nhưng không đảm bảo yếu tố "dinh dưỡng" khiến nhiều người lo ngại về chất lượng của những sản phẩm điện ảnh liên tiếp được tung hô. Nhiều bộ phim ra mắt rầm rộ với sự xuất hiện của những cái tên đã gắn liền với các sản phẩm ăn khách. Đó là Vũ Ngọc Đãng với "Hotboy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt", Victor Vũ với "Thiên mệnh anh hùng", Charlie Nguyễn với "Long Ruồi"… Rồi Nguyễn Quốc Duy với "Cột mốc 23", Nhất Trung với "Hoán đổi thân xác", Nguyễn Quang Minh với "Hello cô Ba"… Sự pha trộn của nhiều thể loại, màu sắc và hương vị khác nhau trong cùng một bộ phim ít nhiều cũng tạo ra hiệu ứng từ phía khán giả.
Bộ phim "Long Ruồi" đã làm nên hiện tượng "sốt vé" trong một thời gian dài, chứa đựng một chút hài, một chút hành động, thêm một chút gia vị lãng mạn của tình yêu kiểu xã hội đen. Thế nhưng, sau những tiếng cười giòn giã nơi phòng chiếu, khán giả chẳng đọng lại dư âm gì về nội dung cũng như chất lượng nghệ thuật. "Cảm hứng hoàn hảo", "Hoán đổi thân xác", "Hello cô Ba"… cũng khiến người xem hụt hẫng.
Đi tìm yếu tố nghệ thuật
Trên thế giới, ranh giới giữa phim thương mại và phim nghệ thuật nhiều khi không thể xác định rõ ràng. Bằng chứng là nhiều bộ phim nổi tiếng do
Thực tế, trong thời kỳ mà thị trường điện ảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, hai yếu tố thương mại và nghệ thuật không thể tách rời nhau. Nhờ tính thương mại mà nhà sản xuất có động lực "mạnh tay" đầu tư kinh phí "khủng" cho bộ phim. Ngược lại, khi bộ phim được đầu tư một cách kỹ lưỡng, có chất lượng, đó sẽ là nội lực để công phá thị trường điện ảnh, thu hút khán giả và ghi kỷ lục về doanh thu.