Trung Quốc quyết dẹp nạn "loạn" sữa công thức

Lan Hương (Theo Bloomberg)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giới chức Trung Quốc đã loại bỏ hoảng 1400 sản phẩm sữa công thức cho trẻ em trong tuần này, trong động thái cải cách ngành sữa nhiều tai tiếng.

Các quy định có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay, trong đó, yêu cầu các nhà máy sản xuất sữa công thức phải đăng ký sản phẩm với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc và trải qua quá trình kiểm tra an toàn.
 
Các nhà máy chỉ được phép đưa ra 3 thương hiệu và mỗi thương hiệu chỉ có thể sản xuất 3 sản phẩm khác nhau.
Các sản phẩm không đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn đã bị cấm bán trên thị trường. Những sản phẩm này thường xuất phát từ các thương hiệu địa phương, được cho là có công thức giống nhau nhưng dán nhãn khác nhau, gây ra tình trạng “loạn” sữa công thức.
Cơ quan chức năng Trung Quốc đã thông qua 940 sản phẩm cho trẻ sơ sinh từ 129 nhà máy, so sánh với hơn 2300 sản phẩm sữa công thức trước đó.
Thị trường sữa của Trung Quốc có giá trị khoảng 20 tỷ USD nhưng ngành công nghiệp sữa của nước này vướng vào nhiều bê bối tai tiếng. Trước đó, năm 2008, vụ bê bối sữa nhiễm melamine đã khiến ít nhất 6 trẻ sơ sinh và hàng chục ngàn trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe. Sau đó, tiếp tục vào năm 2016, cảnh sát ở Thượng Hải đã bắt 9 người vì tội sản xuất và bán sữa công thức giả dưới thương hiệu Similac và Beingmate.
Gần đây vào tháng 11/2017, hơn 18.000 hộp sữa bột trẻ em bị phát hiện chứa các thành phần đã hết hạn.