Phải đánh giá cả 3 vấn đề: Tổ chức quyên góp, điều phối hoạt động và tổ chức giao nhận trong tất cả các loại hình hoạt động từ thiện của cả cá nhân, tập thể để có góc nhìn chính xác nhất. Ở tầm vĩ mô, chúng ta cần có đánh giá tương đối chính xác khả năng huy động nguồn lực xã hội khi đất nước xảy ra thiên tai như vừa rồi tại miền Trung là bao nhiêu? Hiệu quả tức thì và cụ thể của việc cứu trợ tự phát của cộng đồng đến đâu? Phần việc cụ thể nào các tổ chức đoàn thể Nhà nước nên làm, phần nào nên kêu gọi xã hội trợ giúp... Cần tìm hiểu sâu những tác động tích cực -tiêu cực về văn hóa, xã hội... đến địa phương của việc từ thiện?
Một thực tế không chỉ ở Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào, khi phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng lớn, nên số lượng người yếu thế như lao động nghèo ở đô thị, người dân tộc thiểu số, khuyết tật, vùng khí hậu khắc nghiệt... ngày càng nhiều hơn. Ngân sách Nhà nước không thể bao quát hỗ trợ các nhóm yếu thế này, vì thế cần thêm nguồn lực từ cộng đồng để giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội. |
Một thực tế không chỉ ở Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào, khi phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng lớn, nên số lượng người yếu thế như lao động nghèo ở đô thị, người dân tộc thiểu số, khuyết tật, vùng khí hậu khắc nghiệt... ngày càng nhiều hơn. Và ngân sách Nhà nước không thể bao quát hỗ trợ các nhóm yếu thế này, vì thế cần thêm nguồn lực từ cộng đồng để giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội.
Không chỉ khi bị thiên tai đột xuất mà 93 huyện nghèo (theo Quyết định số 275/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020) cũng đang cần sự hỗ trợ đắc lực của các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đồng bào ta ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển và vùng biên cương, hải đảo còn nhiều khó khăn trong cuộc sống cần được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội một cách mạnh mẽ hơn, hiệu quả thiết thực hơn. Để thu hút được những nguồn lực này, Nhà nước phải tạo cơ chế và động lực để khuyến khích người giàu bỏ tiền vào các quỹ từ thiện phát triển bằng chính sách mang tầm vĩ mô.
Đa dạng hóa khâu tổ chức quyên gópNgay trong khâu vận động quyên góp từ thiện hiện nay, bên cạnh việc các cán bộ mặt trận đi đến từng nhà, hay các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp lập danh sách thì ngày càng phát triển đa dạng hình thức gây quỹ. Các tổ chức quỹ “Vì người nghèo”, Tháng cao điểm “Vì người nghèo” của Việt Nam do Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động 20 năm qua có sự phối hợp của các cơ quan truyền thông đang phát huy tác dụng lớn, cần được nhân rộng.
Các quỹ quyên góp, các nhóm từ thiện… được mở ra nhiều hơn, thu hút được đông đảo các tầng lớp người dân Việt Nam trong và ngoài nước tham gia. Từ người già đến trẻ nhỏ, từ Bắc vào Nam, mọi người đều rất hưởng ứng các phong trào từ thiện. Các quán cơm từ thiện, phòng khám từ thiện, cửa hàng từ thiện, ca nhạc gây quỹ từ thiện, bóng đá từ thiện… bắt đầu từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã lan tỏa đến nhiều thành phố khác trên cả nước.
Nói đến các quỹ từ thiện, không thể không nhắc đến “Quỹ trò nghèo vùng cao” của nhà báo Trần Đăng Tuấn làm Chủ tịch điều hành Hội đồng quản lý, với đối tượng là học trò nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao.
|
Nhà hảo tâm trao quà từ thiện đến người dân chịu ảnh hưởng do mưa bão tại tỉnh Quảng Bình |
Nhà báo Trần Đăng Tuấn cho biết: “Mục đích chính của quỹ là cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần để học sinh vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đi học thường xuyên, kết quả học tập tốt hơn; đồng thời kết nối cộng đồng trong hoạt động từ thiện”. Bằng uy tín cá nhân của người sáng lập, đồng thời cách điều hành công khai, minh bạch thì “Quỹ trò nghèo vùng cao” ngày càng phát triển đã hỗ trợ các địa phương miền núi xây trường, bữa ăn của con em đồng bào miền núi có thêm thức ăn, tấm áo mới vào mùa đông. Vừa qua, hoạt động hỗ trợ "Vì miền Trung" bằng tiền đợt 1 là 914,5 triệu đồng (áo phao, bánh, thực phẩm, thuốc chữa bệnh ...). Đến giờ, quỹ này đã xây mới được hàng chục điểm trường cho đồng bào vùng cao phía Bắc, hỗ trợ hàng ngàn học sinh miền núi, các thầy cô cõng con chữ lên non cao có cuộc sống riêng gặp nhiều khó khăn với số tiền hàng chục tỷ đồng.
Trong khi đó “Xe Bus yêu thương” là do một nhóm người do thầy Nguyễn Hữu Bình, Phó Chủ nhiệm khoa Luật trường Đại học Văn Lang, sáng lập và phụ trách cùng nhau làm việc thiện đang được tín nhiệm cao. Thông điệp của chương trình: Chúng tôi là những người Việt Nam trẻ tuổi. Chúng tôi nhận thức được rằng: “Đất nước chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, trẻ em Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu thốn. Các em vẫn còn thiếu nhiều lắm những tình yêu thương, chia sẻ và cảm thông của cộng đồng. Chuyến xe của chúng tôi không mang theo nhiều quà, nhưng chúng tôi chở đầy tình yêu thương và những nụ cười.
Thực tế, trong nhiều năm qua, “Xe Bus yêu thương” là một tổ chức từ thiện đạt được đến trình độ chuyên nghiệp, đầy hiệu quả. Từ chỗ tiếp cận thông tin đối tượng, địa chỉ gặp khó khăn, đến việc tổ chức triển khai thực hiện. Nên các chương trình “Xe Bus yêu thương” đa dạng cả về đối tượng, địa bàn mà nó đã có tác dụng cụ thể đến cuộc sống của “người trong cuộc”, ngày càng được tín nhiệm. Bắt đầu từ tổng hành dinh đặt tại số nhà 245 G Chu Văn An, P12, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, tổ chức đã đến tận Hà Giang để trao quà cho trẻ em miền núi, nấu ăn cho các em Bệnh viện Ung bướu (TP Hồ Chí Minh), tổ chức đám cưới cho người nghèo khiếm thị, các suất ăn cho người nghèo tại các bệnh viện,…
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là ngoài việc nhận tiền, vật chất của các nhà hảo tâm thì ban điều phối chương trình đã đứng ra tổ chức cho các mẹ, các chị đứng bán hàng để gây quỹ. Đó là các hộp khẩu trang, các bức tranh do trẻ em vẽ, các đĩa bánh tôm, bánh bột lọc do các sư cô làm, những bó hoa tặng thầy cô nhân ngày 20/11.
Nếu chỉ bán hàng vì mục đích gây quỹ, kiếm kinh phí để duy trì các hoạt động đều đặn hàng tuần, có lẽ “Xe Bus yêu thương” đã chọn bán những mặt hàng khác. Nhiều người gửi chương trình này bán những món hàng có thể lời đến trăm ngàn, nhưng họ đều từ chối.Thầy Bình quan niệm: “Đã xác định hoạt động thiện nguyện, thì mục tiêu giúp mọi người là số 1, kiếm kinh phí chỉ là mục tiêu phụ thôi”.
Trong khi đó, có sếp về hưu luôn được tiếng làm tốt công tác từ thiện cho quê hương, tính ra mỗi năm khoảng 500 triệu đồng, số tiền không hề nhỏ. Ông sếp chỉ việc nhấc điện thoại cho một ngân hàng thương mại tại địa phương, hẹn ngày giờ có mặt tại huyện nhà cùng trao quà cho đồng bào. Kiểu “từ thiện điện thoại” cũng là một cách làm thường thấy của một vài quan chức thời nay, có điều nên nhân rộng hay không thì còn phải bàn tính?
Chỉ mới xới lên 1 trong 3 vấn đề của công tác từ thiện hiện nay, chúng ta đã thấy có bao nhiêu điều phải suy nghĩ. Nên đã đến lúc chúng ta cần có thêm các công trình nghiên cứu, các buổi hội thảo để cùng bàn và đi đến thống nhất cao cách làm từ thiện theo hướng chuyên nghiệp hóa.
(Còn nữa)