Về Sóc Trăng, chiêm ngưỡng ngôi chùa nguy nga với đầy ánh vàng

Xuân Lương - Hồng Thắm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chùa Tà Mơn hay còn gọi là Serey Tamon gây ấn tượng bởi vẻ đẹp nguy nga, đồ sộ với những gam màu sắc nổi bật, hoa văn ánh vàng tiêu biểu cho lối kiến trúc Khmer truyền thống.

Sóc Trăng là xứ sở của những ngôi chùa nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ với lối kiến trúc đặc trưng, cộng hưởng của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Chùa Tà Mơn toạ lạc tại ấp Đào Viên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề với khuôn viên rộng khoảng trên 21.000m2 là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, nguy nga và được nhiều du khách tìm đến chiêm ngưỡng.

Chùa Serey Tamon, hay còn gọi là chùa Tà Mơn, nằm ở ấp Đào Viên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 20km. Ngôi chùa phủ một màu vàng rực rỡ, vô cùng nổi bật. 
Chùa Serey Tamon, hay còn gọi là chùa Tà Mơn, nằm ở ấp Đào Viên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 20km. Ngôi chùa phủ một màu vàng rực rỡ, vô cùng nổi bật. 

Thượng toạ Trần Văn Tha, Trụ trì chàu Tà Mơn cho biết: Chùa Tà Mơn là tên gọi quen thuộc của người dân địa phương, chùa còn có tên là Serey Tamon. Chùa được khởi công xây dựng năm 1615, đến nay, chùa đã trải qua 27 đời trụ trì, trong đó cố Hòa thượng thiền sư Kong Kod là vị trụ trì đầu tiên, chùa đã trải qua 5 lần trùng tu xây dựng.

Đến thăm chùa Tà Mơn vào buổi xế chiều, du khách sẽ rất ấn tượng bởi vẻ đẹp nguy nga, đồ sộ, điểm tô những gam màu sắc nổi bật, hoa văn ánh vàng tiêu biểu cho lối kiến trúc Khmer truyền thống.

Chánh điện mang vẻ đẹp nguy nga, đồ sộ, điểm tô những gam màu sắc nổi bật, hoa văn ánh vàng tiêu biểu cho lối kiến trúc Khmer truyền thống. 
Chánh điện mang vẻ đẹp nguy nga, đồ sộ, điểm tô những gam màu sắc nổi bật, hoa văn ánh vàng tiêu biểu cho lối kiến trúc Khmer truyền thống. 

Ngôi Chánh điện của chùa Tà Mơn được khởi công xây dựng năm 2013, hoàn thành đưa vào sử dụng đầu tháng 3/2023. Chánh điện của chùa xây dựng theo kiến trúc tân cổ điển Phật giáo Nam tông Khmer, với những nét điêu khắc hoa văn đắp nổi đến những linh vật gắn liền trong đời sống tín ngưỡng dân gian dân tộc Khmer. Chánh điện có chiều ngang 17 m, chiều dài 27 m và chiều cao 22 m, diện tích khoảng 999 m2. Tổng kinh phí xây dựng là trên 15,4 tỷ đồng, do Phật tử trong và ngoài nước đóng góp.

Chánh điện là một công trình thiêng liêng, nơi thờ phụng Đức Phật, nơi thực hiện các nghi thức tôn giáo của đồng bào Khmer. Đồng thời, cũng nhắc nhở các vị sư sãi và quý phật tử nhà chùa cố gắng tu học và chấp hành tốt hơn nữa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nơi đây chủ yếu phục vụ tín ngưỡng của người dân địa phương, không có nhiều khách du lịch ghé thăm nên vẫn giữ được sự bình yên, thanh tịnh. 
Nơi đây chủ yếu phục vụ tín ngưỡng của người dân địa phương, không có nhiều khách du lịch ghé thăm nên vẫn giữ được sự bình yên, thanh tịnh. 

Bên trong ngôi Chánh điện, tượng Phật được các nghệ nhân khắc họa theo tư thế thiền định trang nghiêm và thanh tịnh. Các bức tường trong và ngoài Chánh điện được trang trí bằng những hình ảnh phù điêu, họa tiết rất sinh động và màu sắc sặc sỡ như: Chim thần Garuda, nữ thần Kaynor… với ý nghĩa bảo vệ, hộ pháp cho ngôi chùa. Trên đỉnh mỗi cột trong chánh điện đều gắn tượng Krud (người chim), một nửa thân là chim, nửa là người hoặc là tiên nữ, đứng dang hai tay đỡ mái chùa.

Các công trình khác trong khuôn viên chùa như: sân lễ, thư viện, sala, nhà ăn, nhà kho… đều được trang trí tinh xảo đến từng chi tiết. Ngoài ra, chùa còn xây dựng các công trình phụ như: Tăng xá, sa la với kiến trúc mang đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer, nhằm bảo đảm cho Phật tử đến sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa và phụ vụ khách đến tham quan, lễ Phật.

Nét đẹp lung linh, huyền diệu của chùa mang giá trị nghệ thuật độc đáo trong không gian trang nghiêm và thanh tịnh với khuôn viên rộng khoảng 3ha.
Nét đẹp lung linh, huyền diệu của chùa mang giá trị nghệ thuật độc đáo trong không gian trang nghiêm và thanh tịnh với khuôn viên rộng khoảng 3ha.

 Theo Hòa thượng Tăng Nô - Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội Trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu tỉnh Sóc Trăng, trước đây chùa Tà Mơn gần như đã gần mất đi trong bản đồ chùa Khmer của tỉnh. Từ khi Thượng tọa Trần Văn Tha làm trụ trì, chùa đã góp công sức cùng mạnh thường quân để xây dựng, trùng tu lại. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí và các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Khmer, góp phần thêm phong phú bản sắc văn dân tộc. Đây là công trình thể hiện sự đoàn kết trong phật tử 3 dân tộc Khmer - Kinh - Hoa trên địa bàn.

Thượng tọa Trần Văn Tha - Trụ trì chùa Tà Mơn, cho biết: Hiện nay chùa đang xây dựng nôi Sala mới và ngôi Sala mới này cũng được xây dựng theo lối kiến trúc tân cổ điển Phật giáo Nam tông Khmer trên diện tích 540m2, với chiều dài 34m, rộng 15m, tổng kinh phí xây dựng trên 17,5 tỷ đồng do phật tử đóng góp.