Về thăm "Khu rừng Chính phủ"

Trúc Mai
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nằm trong chương trình “Nghĩa tình tháng 7”, sau khi tổ chức tặng quà cho đồng bào S’Tiêng, M’Nông là những hộ thuộc các cộng đồng giữ rừng tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Đoàn công tác của báo Kinh tế và Đô thị đã có chuyến về nguồn tại Căn cứ Tà Thiết (tỉnh Bình Phước).

Ngày 28/7, đoàn cán bộ, phóng viên Văn phòng đại diện báo Kinh tế & Đô thị tại TP Hồ Chí Minh đã có chuyến đi về nguồn tại Di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Miền (Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam), hay còn gọi là Căn cứ Tà Thiết.

Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thắp hương trước Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ được thờ trong Nhà thờ Thủ trưởng ba cơ quan tại Căn cứ Tà Thiết - Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thắp hương trước Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ được thờ trong Nhà thờ Thủ trưởng ba cơ quan tại Căn cứ Tà Thiết - Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chụp ảnh lưu niệm tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trong Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chụp ảnh lưu niệm tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trong Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đoàn cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã được hướng dẫn viên đưa đi thăm và thắp hương tại Khu tưởng niệm, nơi thờ Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh; các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ.

Đoàn công tác cũng được đưa tới thăm Hội trường Bộ Chỉ huy Miền; Nhà làm việc của Thượng tướng Trần Văn Trà.

Hệ thống hầm hào bao quanh Hội trường Bộ Chỉ huy Miền.
Hệ thống hầm hào bao quanh Hội trường Bộ Chỉ huy Miền.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Quốc gia đặc biệt.
Hầm bên trong Hội trường Bộ Chỉ huy Miền.
Hầm bên trong Hội trường Bộ Chỉ huy Miền.
Bàn ghế bên trong Hội trường Bộ Chỉ huy Miền.
Bàn ghế bên trong Hội trường Bộ Chỉ huy Miền.

Căn cứ Tà Thiết là Di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Miền, nằm ở xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Theo hướng dẫn viên tại đây, Di tích này được quy hoạch làm khu du lịch sinh thái, diện tích quy hoạch hơn 3.865 ha, với 9 khu.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, Tà Thiết là căn cứ cuối cùng được thành lập ở chiến trường miền Nam. Ngày 7/4/1972, khi Lộc Ninh được giải phóng, trụ sở của Bộ Chỉ huy Miền đóng tại khu B - Chiến khu Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) được dời về khu vực Tà Thiết và trở thành trụ sở của Chính phủ Cách  mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Do là trung tâm đầu não của cách mạng, nên người dân địa phương thời đó gọi là “Khu rừng Chính phủ”.

Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thắp hương trong nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thắp hương trong nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thắp hương trong nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thắp hương trong nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị nghe hướng dẫn viên giới thiệu về nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị nghe hướng dẫn viên giới thiệu về nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.

Căn cứ được xây dựng trong rừng với quy mô lớn, chắc chắn, đảm bảo tốt cho việc huấn luyện và chiến đấu, gồm: hệ thống hầm, hào, bệnh viện, trạm xưởng sửa chữa khí tài, trường lớp huấn luyện chiến đấu; hệ thống nhà ở và làm việc của các cán bộ lãnh đạo. Căn cứ Tà Thiết là điểm cuối của đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, là điểm tập kết quân và vũ khí, đạn dược lớn nhất từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam để chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, đại thắng mùa xuân 1975.

Nơi đây, vào tháng 3/1973, đã diễn ra Đại hội Anh hùng - Chiến sĩ thi đua toàn Miền lần thứ III. Vào tháng 9/1973, diễn ra Hội nghị Quân chính toàn Miền. Tháng 10/1973, diễn ra Hội nghị quán triệt học tập Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng cho cán bộ cấp cao của Miền và các tỉnh.

Hầm bên dưới nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Hầm bên dưới nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Xung quanh nhà làm việc cũng có hệ thống giao thông hào.
Xung quanh nhà làm việc cũng có hệ thống giao thông hào.

Ngày 3/4/1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã dẫn đầu Đoàn quân A75 của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đến Hội trường Bộ Chỉ huy Miền để xây dựng kế hoạch giải phóng Sài gòn – Gia Định.

Đến ngày 7/4/1975, đồng chí Phạm Hùng – Chính ủy Bộ Chỉ huy Miền đã chủ trì cuộc họp quán triệt phương châm “Thần tốc, thần tốc, toàn thắng, nhất định thắng”. Ngày 8/4/1975, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lê Đức Thọ đã triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảng về việc thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Và để xứng đáng với chiến dịch lớn nhất, có ý nghĩa nhất, kết thúc 21 năm dài kháng chiến, Bộ Chỉ huy Miền đã đề nghị Trung ương Đảng đổi tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – gia Định thành Chiến dịch Hồ Chí Minh. Lúc 19 giờ ngày 14/4/1975, cũng tại Hội trường Bộ Chỉ huy Miền đã nhận được bức điện số 37-TK do Tổng Bí thư Lê Duẩn ký đồng ý đổi tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn thành Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 26/4/1975, tại Căn cứ Tà Thiết đã phát đi lệnh Tổng tiến công, nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Hướng dẫn viên giới thiệu về Di tích Quốc gia đặc biệt.

Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Căn cứ Tà Thiết là Di tích lịch sử Quốc gia. Đến ngày 20/4/1995, di tích này được phục hồi nguyên trạng, gồm các hạng mục: Bếp Hoàng Cầm; hầm Giao ban; hầm chữ A; hội trường, nhà ở và nhà làm việc của các đồng chí lãnh đạo: Đại tướng Lê Đức Anh, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng…

Từ năm 1997 trở về sau, di tích nhiều lần được trùng tu, sửa chữa khang trang với nhiều hạng mục, như: Tượng đài chiến thắng, đền thờ chính, nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cổng chào, khu quảng trường và hàng rào bảo vệ...

Ngày 23/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2367/QĐ-TTg công nhận Di tích căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là Di tích Quốc gia đặc biệt.