Vì sao Tiktok bị cấm tại nhiều quốc gia?

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lo ngại ứng dụng Tiktok làm lộ dữ liệu của người dùng, Chính phủ nhiều quốc gia đang suy nghĩ về việc cấm nền tảng này.

TikTok là một mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc, sử dụng các video âm nhạc được phát hành bởi app tin tức Jinri Toutiao sáng lập năm 2016 tại Trung Quốc. Mạng xã hội này có cách thức hoạt động khá đơn giản là trình chiếu các video ngắn từ vài giây đến 15 giây. Đây là một ứng dụng được khá nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, thời gian gần đây chính phủ một số nước đã  và đang ban hành lệnh cấm ứng dụng này.

Nền tảng xã hội Tiktok sẽ bị cấm ở một số quốc gia.
Nền tảng xã hội Tiktok sẽ bị cấm ở một số quốc gia.

Ngày 6/3, Truyền thông Australia cho biết, đến nay đã có 25 bộ và cơ quan chính phủ của nước này ban hành lệnh cấm sử dụng mạng xã hội TikTok trên tất cả các thiết bị sử dụng cho công việc.

Trong vài tháng trở lại đây, các cơ quan lập pháp ở Mỹ, châu Âu và Canada đã có nhiều động thái mới để hạn chế truy cập TikTok với nguyên nhân đến từ các rủi ro bảo mật (The New York Times).

Kể từ tháng 11/2022, hơn 20 bang tại Mỹ đã cấm TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp phát và nhiều trường đại học cũng đã chặn TikTok khỏi mạng Wi-Fi trong khuôn viên trường. Ứng dụng này cũng đã bị cấm trong suốt ba năm trên các thiết bị của chính phủ Mỹ được sử dụng bởi Quân đội, Thuỷ quân lục chiến, Không quân và Cảnh sát biển Mỹ.

Thượng nghị sỹ  Mark Warner, Chủ tịch Uỷ ban tình báo Thượng viện cho hay, TikTok là “một trong số các ứng dụng” dự kiến nằm trong danh sách xem xét bị chặn hoàn toàn tại Mỹ. Dự kiến dự luật cấm các sản phẩm công nghệ nước ngoài sẽ được đưa ra trong tuần này.

Dự luật được đưa ra trong thời điểm TikTok chịu sức ép lớn từ phía Washington liên quan vấn đề dữ liệu người dùng Mỹ có thể bị lọt vào tay của chính phủ nước ngoài.

Trước đó Châu Á, Tiktok cũng bị nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm: Thu thập thông tin trái phép, nội dung độc hại, gây chết người là các lý do khiến TikTok bị cấm ở Bangladesh, Indonesia và Ấn Độ.

Đầu tháng 7/2018, chính quyền Indonesia đã đưa ra lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn này do chứa nhiều nội dung khiêu dâm và không phù hợp.

Giữa tháng 2/2019, TikTok tiếp tục bị cấm ở Bangladesh cũng như bị phạt 5,7 triệu USD ở Mỹ vì thu thập trái phép thông tin của người dùng là trẻ em.

Năm 2020, Google và Apple đều chặn quyền truy cập vào TikTok trên Google Play Store và Apple Store ở Ấn Độ do không phù hợp với văn hóa nước này cũng như là nguyên nhân dẫn đến một số cái chết thương tâm.

Hiện nay, một số quốc gia như Canada và một số nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đã áp đặt lệnh cấm sử dụng Tiktok trên các thiết bị của chính phủ.