Xây dựng nông thôn mới Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025: Dự kiến bố trí nguồn lực đầu tư 89.000 tỷ đồng
Kinhtedothi - Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy khóa XVI, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, tạo tiền đề vững chắc hướng đến mục tiêu hiện đại hóa nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2025.
Tin liên quan
-
Hà Nam hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
- Huyện Thạch Thất huy động được gần 20,5 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
- 12 tỉnh, TP có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
- Phú Xuyên có 25/25 xã được công nhận chuẩn nông thôn mới
- Xây dựng nông thôn mới an toàn trước thiên tai
- Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới
- Thường Tín về đích huyện đạt chuẩn nông thôn mới
Không còn nợ đọng xây dựng cơ bản
Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM Hà Nội, tính đến cuối năm 2020, toàn TP đã có các huyện, thị xã: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ trao bằng công nhận địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Các huyện: Thường Tín, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Oai, Sóc Sơn đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định T.Ư xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Đối với huyện Phú Xuyên, hiện nay, Văn phòng Điều phối đang phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ, báo cáo UBND TP Hà Nội trình Hội đồng thẩm định T.Ư xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận đạt chuẩn.
Đến hết năm 2020, toàn TP có 355/382 xã đạt chuẩn NTM (đạt gần 93% tổng số xã). Ngoài ra, còn có 23 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đoàn công tác TP đã tiến hành thẩm định 12 xã, đang hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng TP công nhận đạt chuẩn NTM. Toàn TP còn lại 15 xã chưa về đích nhưng cũng đã đạt từ 15 - 18 tiêu chí NTM.Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, thành quả mà Hà Nội đạt được trong 5 năm qua một phần quan trọng đến từ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp chính quyền và sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội đã huy động được tổng nguồn lực hơn 57.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy khóa XVI. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, TP đã vận động được các DN, hợp tác xã và đông đảo tầng lớp Nhân dân ủng hộ nguồn lực lên tới hơn 4.800 tỷ đồng để thực hiện nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.Sự chung tay ủng hộ, đồng thuận cao của người dân là yếu tố quan trọng tạo nên thành công trong xây dựng NTM của Hà Nội cho đến thời điểm hiện tại. Cũng nhờ nguồn lực lớn từ đông đảo các tầng lớp Nhân dân mà đến nay Hà Nội đã không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM.Chủ trương đúng đắn, vào cuộc quyết liệtMột trong những bài học kinh nghiệm, yếu tố quan trọng tạo nên thành quả xây dựng NTM của Hà Nội là việc xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, gắn với giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời. Ngay sau khi Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ TP Hà Nội được thông qua, Thành ủy đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”. Kế hoạch số 188/KH-UBND cũng được UBND TP Hà Nội ban hành ngay sau đó để cụ thể hóa việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU.Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo các cấp, ban ngành, địa phương, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy cũng đã thành lập nhiều đoàn công tác đi kiểm tra, làm việc trực tiếp với các huyện, thị xã và sở, ngành liên quan để đôn đốc việc thực hiện tại cơ sở. Trong quá trình triển khai, TP đặc biệt coi trọng việc sơ kết, tổng kết, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực hiện. Đồng thời, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình số 02-CTr/TU đề ra.Một bài học kinh nghiệm khác được Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy khóa XVI chỉ ra, có thể đóng vai trò quan trọng đối với việc hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, đó là nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở các cấp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân cũng cần tiếp tục được chú trọng, nhằm tạo chuyển biến nhận thức về vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. Qua đó, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo động lực để phong trào ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu.Hướng đến nông thôn mới kiểu mẫuTrong suốt 10 năm qua, Hà Nội luôn giữ vững quan điểm xuyên suốt: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh, chính trị; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Cụ thể hóa chủ trương, đường lối trên, Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã ban hành Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”. Đây được xem là tiền đề hết sức thuận lợi để NTM Thủ đô tiếp tục có những bước chuyển mạnh mẽ trong 5 năm tới. Định hướng giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy cũng đã được nhận diện. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông thôn, nông dân cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng NTM theo hướng nâng cao, kiểu mẫu gắn với quy hoạch chung phát triển Thủ đô.
Chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng khung một số huyện định hướng phát triển thành quận theo kế hoạch, lộ trình của TP. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM, trong đó ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng gắn với sản xuất nhằm bảo đảm và đa dạng sinh kế cho người dân.Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, hàng hóa. Quản lý và sử dụng hiệu quả thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Quy hoạch và phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển mạnh ngành nghề, dịch vụ, gắn với đào tạo, nhân cấy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn…
Để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng NTM đến năm 2025, Hà Nội dự kiến bố trí nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 là 89.000 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí huy động ngoài ngân sách (từ DN, hợp tác xã và Nhân dân) phấn đấu đạt khoảng 12.000 tỷ đồng; còn lại là nguồn vốn lồng ghép, từ ngân sách của TP và các huyện, thị xã cân đối bổ sung. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Cán bộ thuế đi làm thứ 7, chủ nhật để giải quyết hồ sơ với các trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất
- Chứng khoán ngày 26/2: Sôi động cổ phiếu ngành thép, hỗ trợ VN-Index tăng điểm
- Việt Nam tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực mềm toàn cầu
- Thu Duc House chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền thuế: Vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng
-
Tỷ giá USD trong ngân hàng tiếp tục lùi sâu, thị trường bật tăng mạnh
Kinhtedothi - Sáng nay (26/2), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD đi ngang so với mức công bố trước. Tỷ giá USD t...XEM THÊM -
Giá vàng lao dốc sau thông tin doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng mạnh
Kinhtedothi - Sáng nay (26/2), giá vàng thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ vọt tăng...XEM THÊM -
Rằm tháng Giêng, giá các loại trái cây vẫn cao ngất ngưởng
Kinhtedothi – Sáng nay (26/2) cũng là ngày Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên tiêu, nhiều gia đình đã sắm sửa lễ vật dâng c...XEM THÊM -
Đồ ăn chay đắt khách ngày Rằm tháng Giêng
Kinhtedothi - Với tâm niệm ăn chay để thanh tịnh cơ thể, cầu phúc lộc trong năm mới nên vào ngày Rằm tháng Giêng 2021...XEM THÊM -
Xuất khẩu hàng hóa trực tuyến: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp
Kinhtedothi - Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã tác động mạnh mẽ làm gián đoạn thị trường xuất khẩu cũ...XEM THÊM -
Giá lợn hơi hôm nay 26/2/2021: Giảm nhẹ, cao nhất đạt 78.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 26/2, giảm nhẹ so với hôm qua, hiện được thu mua trong khoảng 74.000 - 78....XEM THÊM
-
Nông dân hưởng lợi từ cuộc vận động “3 sạch”
Kinhtedothi - Được phát động từ tháng 6/2017 đến nay, cuộc vận động “3 sạch” trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã đi sâu vào đời sống và sản xuất của nông dân, góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao thu ...26-02-2021 08:09
-
Ngành nông nghiệp: Liên kết chuỗi để phát triển bền vững
Kinhtedothi - Với mục tiêu đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu, trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sả...26-02-2021 08:06
-
Miễn lãi trọn đời với thẻ trả góp VietinBank i-Zero
Kinhtedothi - Từ 02/2021, VietinBank chính thức ra mắt thẻ tín dụng nội địa i-Zero với đặc điểm vượt trội MIỄN LÃI TRỌN ĐỜI (lãi suất 0%) cho tất cả các giao dịch chi tiêu qua thẻ. Dòng thẻ mới này...26-02-2021 08:00
-
Giá tiêu hôm nay 26/2: Giá xuất khẩu tiếp đà tăng, sản lượng vụ mới đang giảm mạnh
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 26/2 trong cao nhất 55.000 đồng/kg. Trên thế giới giá tiêu Ấn Độ tiếp chuỗi đà tăng.26-02-2021 06:36
-
Giá cà phê hôm nay 26/2: Robusta tiếp chuỗi đà tăng ấn tượng, thêm hơn 100 USD/tấn sau 3 ngày
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 26/2 trong khoảng 32.600 - 33.100 đồng/kg. Giá 2 sàn cà phê phái sinh tiếp tục tăng.26-02-2021 06:19
- Truy vết phát hiện thêm 21 F1, 332 F2 liên quan đến 3 ca dương tính
- Vietnam Airlines khôi phục đường bay tới Vân Đồn
- Hà Nội: Đề xuất mở lại phố đi bộ Hồ Gươm vào ngày 2/3
- Dỡ bỏ các chốt kiểm soát cuối cùng tại thị xã Đông Triều
- Bệnh viện Dã chiến số 3 tại TP Chí Linh đón bệnh nhân đầu tiên
- Cán bộ thuế đi làm thứ 7, chủ nhật để giải quyết hồ sơ với các trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất
- Thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó, Hải Dương ghi nhận 4 ca trong cộng đồng
- Bà Lê Thị Thu Hằng được điều động làm Bí thư Quận ủy Tây Hồ
- Hà Nội: Học sinh, sinh viên sẽ trở lại trường theo thứ tự lần lượt để bảo đảm phòng chống dịch