Xử lý rác thải rắn: Việt Nam chưa có công nghệ nào thực sự đảm bảo môi trường

Vân Nhi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là một trong những nội dung được các chuyên gia đưa ra tại buổi Tọa đàm "Đốt rác phát điện - Những vấn đề đặt ra các phương án lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn" do Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức, diễn ra sáng nay (17/11).

 Các đại biểu chủ trì buổi tọa đàm.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cho biết, trải qua 5 thập kỷ phát triển của đất nước, công tác quản lý và kiểm soát chất thải rắn đã trải qua nhiều thời kỳ; nhiều công nghệ trong nước và nước ngoài đã được ứng dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công nghệ nào được công nhận thực sự đảm bảo bảo vệ môi trường.
Lý giải về việc này, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chúng ta không phân loại được rác thải từ đầu nguồn nên các công nghệ đã thành công ở nước ngoài, kể cả các quốc gia đã phát triển như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ… đều nhanh chóng thất bại ở VIệt Nam.
Theo các chuyên gia, hiện nay “điện rác” là từ khóa được sử dụng rộng rãi qua phương tiện truyền thông đại chúng, biện pháp này đang được “cổ vũ” mạnh mẽ như là một giải pháp hoàn hảo để xử lý vấn nạn rác thải hiện nay. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, đốt rác phát điện đã thực sự xác định rác là nguồn tài nguyên để góp phần vào an ninh năng lượng quốc gia… và xa hơn nữa, đây còn được coi là giải pháp hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn.
Tuy nhiên, dưới góc độ các chuyên gia, nhà khoa học, hàng loạt những câu hỏi đã được đặt ra với công nghệ này. Cụ thể như: Công nghệ đốt rác phát điện có thực sự là công nghệ mới? Đốt rác phát điện có thực sự tạo ra nguồn điện năng như kỳ vọng; đốt rác phát điện có thực sự làm sạch môi trường? Những rủi ro về môi trường xuất phát từ những góc khuất của công nghệ và tài chính là gì?
Cũng tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đã cùng nhau phân tích, mổ xẻ như những ưu, nhược điểm của các công nghệ xử lý rác thải rắn hiện nay. Đồng thời, đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho công tác xử lý rác thải rắn.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần