[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 1
[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 2
[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 3

Định hướng xây dựng “chính quyền số - chính quyền phục vụ” thể hiện sự tiên phong trong đổi mới hành chính của TP Hà Nội, dựa trên quan điểm thống nhất từ nhận thức, đổi mới tư duy đến hành động về thực hiện chuyển đổi số. Theo đó, xây dựng TP Hà Nội thông minh là trách nhiệm, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và toàn xã hội.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 4

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, đặc biệt là sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII đã xác định khâu đột phá là phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu..., kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 5

Xác định rõ tầm quan trọng của khâu đột phá này, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch để triển khai nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số trên địa bàn TP. Ngày 30/12/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU “về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; trước đó, ngày 6/9/2021, UBND TP đã có Quyết định số 4098/QĐ-UBND phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Quan điểm, định hướng được TP Hà Nội nhấn mạnh là triển khai chuyển đổi số thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo tinh thần chỉ đạo tại Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 6

Thành phố Hà Nội xác định 5 nhóm tiện ích trong chuyển đổi số để phục vụ gồm: giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế - xã hội; công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Cùng với đó, TP Hà Nội cũng xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực và các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội của TP.

Như Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh từng nhấn mạnh: "Nếu lãnh đạo không nhận thức được chuyển đổi số là vấn đề sống còn thì không thể làm được. Suy nghĩ trong biên chế phải có cán bộ tin học mới chuyển đổi số được là sai. Đấy là cái cớ, sai phương pháp tiếp cận".

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 7

Bởi thế, với Nghị quyết, chương trình sau khi ban hành, đã thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động tại tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị của TP Hà Nội.

Đến nay, toàn bộ hệ thống chính trị của TP Hà Nội đã vào cuộc, nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số và triển khai các nhiệm vụ một cách đồng bộ, theo lộ trình chung của TP. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm cải cách hành chính, xây dựng một chính quyền hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 8

Tại huyện Đan Phượng, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/HU ngày 20/12/2021 về “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị đến năm 2025 và những năm tiếp theo”. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 16/2/2022 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số huyện Đan Phượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp đó, các ngành, đơn vị, các xã, thị trấn cũng đồng loạt xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, thực sự tạo đột phá trong công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như đời sống người dân.

“Quan điểm của huyện là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực, nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, từ đó sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển” – Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải nhấn mạnh.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 9

Tại huyện Thanh Oai, ngay sau khi Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội được triển khai, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 10/8/2022 về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng huyện Thanh Oai giai đoạn 2022 - 2025.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Vũ Quỳnh, thông qua Tổ chuyển đổi số cộng đồng của xã, thôn hướng dẫn đến người dân trên địa bàn; qua các nền tảng mạng xã hội thích hợp, Cổng thông tin điện tử của huyện, xã thị trấn; kênh Zalo OA thông tin cơ sở, kênh Fanpage Facebook của huyện, xã... để chia sẻ thông tin, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp ứng dụng các nền tảng số, thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 10

Như lãnh đạo TP đã nhấn mạnh, Hà Nội luôn xác định mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để xây dựng chủ trương, chính sách, sự hài lòng của người dân là sản phẩm cuối cùng của cải cách hành chính. Thành phố đã thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số với 3 nguyên tắc: Thượng tôn pháp luật, luôn luôn lắng nghe, thái độ phục vụ; cùng 6 phấn đấu: Nhận thức đầy đủ, tầm nhìn dài hạn, tư duy sáng tạo, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt, sản phẩm cụ thể.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 11

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; TP Hà Nội đã quán triệt và nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác chuyển đổi số trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời xác định “Đề án 06 của Chính phủ là khâu đột phá của đột phá”. Hà Nội xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ, mang tính chiến lược của TP.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 12

Thành phố Hà Nội đã hợp nhất 3 Ban Chỉ đạo về cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06, do trực tiếp Chủ tịch UBND TP làm Trưởng ban để tạo thuận tiện, thống nhất cho công tác chỉ đạo. Đồng thời thành lập 1 Tổ giúp việc chung của Ban Chỉ đạo, trong đó thường trực chung giao Văn phòng UBND TP và 3 cơ quan làm nhiệm vụ giúp việc cho 3 mảng nội dung: Cải cách hành chính – Chuyển đổi số - Đề án 06.

Đây là bước đột phá lớn của TP Hà Nội, thể hiện “tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt".

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 13

Với tinh thần quyết tâm chính trị, HĐND TP Hà Nội đã ban hành 2 Nghị quyết, UBND TP Hà Nội đã ban hành 1 Công điện, 4 Quyết định, 6 kế hoạch, 120 Văn bản chỉ đạo triển khai Đề án 06 Chính phủ.

Đồng thời, TP Hà Nội cũng vận hành chính thức 4 hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung quan trọng, cốt lõi, gồm: Hệ thống thông tin báo cáo Thành phố; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung thành phố; Kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp qua ứng dụng Zalo; Ứng dụng quản lý cuộc họp Ban Cán sự Đảng UBND TP, UBND TP và sẵn sàng kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu với các Bộ, ngành T.Ư và Chính phủ.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 14

Cụm từ “Hà Nội là địa phương đầu tiên…” được nhấn mạnh thường xuyên trong các cuộc họp của Chính phủ khi nhắc đến việc Hà Nội triển khai các mô hình, các giải pháp ứng dụng công nghệ sáng tạo để phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý hành chính, quản trị xã hội…

Trong đó, TP đã tiên phong thực hiện thí điểm nhiều giải pháp mang tính đột phá như: xây dựng Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử; hỗ trợ thiết bị thông minh cho các hộ gia đình khó khăn; hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; miễn phí chữ ký số điện tử cá nhân; áp dụng “mức thu phí bằng không” khi công dân thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến; triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế khoán; chi trả an sinh xã hội, chỉ trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt; thanh toán giá trông giữ xe không dùng tiền mặt...

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 15

Một trong những điểm nhấn không thể không nhắc tới trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền phục vụ của TP Hà Nội là UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 310/KH-UBND ngày 20/12/2023 về triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số điển hình tại các cơ quan Nhà nước TP.

Theo kế hoạch, mô hình chuyển đổi số điển hình được triển khai tại Sở Giao thông Vận tải, Cục Thuế Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị, UBND các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Long Biên, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hòa, Mê Linh, Đan Phượng, Thanh Oai, Phú Xuyên.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, với quy mô hơn 10 triệu dân, việc triển khai chuyển đổi số trên địa bàn Hà Nội có không ít thách thức. Tuy nhiên, với sự quyết liệt chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền TP, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp đã tạo ra sự biến chuyển tích cực trong công tác tổ chức triển khai chuyển đổi số của các cơ quan Nhà nước.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 16

Với việc thực hiện Kế hoạch số 310/KH-UBND ngày 20/12/2023 của UBND TP triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số điển hình tại các cơ quan Nhà nước, với mong muốn các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn TP cùng chung tay, quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số; quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, Thủ đô di sản với 8 đặc trưng: Thành phố toàn cầu - Thanh lịch hào hoa - Phát triển hài hòa - Thanh bình thịnh vượng - Chính quyền phục vụ - Doanh nghiệp cống hiến - Xã hội niềm tin - Người dân hạnh phúc.

(còn nữa)

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 1: Tư duy hành động - Ảnh 17

06:00 29/11/2024