Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 1

Thời gian qua, tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vẫn không ít, diễn ra ở nhiều DN, địa phương, ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động (NLĐ). Tại Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, cơ quan soạn thảo đề xuất nhiều giải pháp xử lý chậm, trốn đóng BHXH, kể cả xử lý hình sự.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 2
Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 3

Theo Vụ BHXH, Bộ LĐTB&XH, số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHYT còn khá lớn, trên 13.000 tỷ đồng (bình quân trong 1-2 năm vừa qua) bao gồm cả tiền chậm và lãi, chủ yếu thuộc nhóm DN tư nhân, chiếm 60-80%. Vụ BHXH đánh giá, việc chậm đóng thời gian dài không có biện pháp thu hồi hiệu quả dễ dẫn đến tình trạng chậm đóng không có khả năng thu hồi.

Một số nguyên nhân được chỉ ra là do nhiều đơn vị, DN khó khăn, thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, không có khả năng thực hiện đóng BHXH đầy đủ. Một số người sử dụng lao động chưa chấp hành nghiêm pháp luật, có trường hợp cố tình vi phạm. Bên cạnh đó, việc quản lý người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và các giải pháp đốc thúc thu nợ chưa hiệu quả. Còn cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong việc xử lý dẫn đến chậm đóng thời gian dài, khó thu hồi. Một số quy định đã có song khởi kiện, xử lý hình sự còn gặp khó khăn, vướng mắc.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 4

Liên quan đến vấn đề này, Phó trưởng Ban Chính sách, Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Lê Đình Quảng cho rằng, hiện mức xử phạt đối với DN chậm đóng BHXH ở khung cao nhất mới chỉ là 150 triệu đồng, kể cả tính thêm tiền lãi chậm đóng thì cũng không đáng kể so với mức tiền mà một DN có thể chiếm dụng thông qua hình thức chây ì, trốn đóng BHXH cho NLĐ.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 5

Nhiều trường hợp dù được cơ quan bảo hiểm chuyển hồ sơ cho công an để khởi kiện, nhưng các vụ được đưa ra khởi tố lại rất khiêm tốn. Việc khởi tố là một trong những chế tài nghiêm khắc nhất trước hành vi trốn đóng BHXH. Tuy nhiên, vẫn còn các hình thức khác để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Trong đó, có một hình thức quan trọng là giao cho tổ chức công đoàn được khởi kiện các hành vi này. Đặc biệt, NLĐ cũng có quyền khởi kiện theo thủ tục tranh chấp lao động cá nhân. Cùng với đó, cơ quan Nhà nước cũng có thể đưa ra các biện pháp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong những trường hợp bị DN trốn đóng BHXH.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 6

Vụ Pháp chế, BHXH Việt Nam cho biết, tính từ năm 2018 đến hết 31/12/2023, cơ quan BHXH đã gửi 417 hồ sơ kiến nghị khởi tố sang cơ quan điều tra kiến nghị khởi tố theo các tội danh lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo quy định tại Điều 214, Điều 215, Điều 216 Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, đến nay, chưa có vụ án nào liên quan Điều 216 được đưa ra xét xử, do cơ quan công an xác định hành vi vi phạm chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa đủ điều kiện thụ lý.

Theo Vụ Pháp chế, do không có tách biệt rõ hành vi chậm đóng và trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT nên có sự khác nhau trong việc hiểu và xác định hành vi, xác định yếu tố lỗi và các yếu tố cấu thành tội phạm giữa các văn bản.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 7

Vì vậy, trong thực tiễn triển khai, cơ quan BHXH không có khả năng, công cụ để xác định được các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng là trốn đóng hay không phải trốn đóng, cũng không có thẩm quyền để chứng minh được người có nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN, BHYT cố ý và có hành vi gian dối hay bằng thủ đoạn khác theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP.

Theo Vụ Pháp chế cần thiết nghiên cứu xây dựng cụ thể các quy định liên quan đến chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT trong dự thảo Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm sửa đổi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Điều này nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật hành chính, hình sự và tình hình thực tiễn tổ chức.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 8

Mặt khác, cần đảm bảo thống nhất thực hiện theo hướng quy định rõ trường hợp chậm đóng (quá thời hạn quy định của luật mà người sử dụng lao động không đóng hoặc không đóng đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN đã đăng ký...) và trốn đóng (không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN; đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN thấp hơn quy định; trường hợp chuyển hóa từ chậm đóng sang trốn đóng...) cùng với việc bổ sung các biện pháp, chế tài xử lý hành vi này.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 9

Liên quan đến dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất nhiều giải pháp xử lý chậm, trốn đóng BHXH. Trong đó, bổ sung quy định ngày đóng BHXH bắt buộc chậm nhất với người sử dụng lao động là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo (nếu đóng hàng tháng) hoặc chu kỳ đóng (nếu đóng 3 tháng, 6 tháng/lần). Bổ sung quy định với hành vi chậm, trốn đóng BHXH bắt buộc, trong đó có việc chuyển hóa từ chậm sang trốn đóng.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 10

Bổ sung quy định cơ quan BHXH đôn đốc bằng văn bản khi chủ sử dụng lao động chậm đóng, vi phạm pháp luật về kê khai, đăng ký tham gia BHXH bắt buộc hoặc công khai vi phạm trên cổng thông in điện tử của ngành. Bổ sung quy định về xử lý vi phạm chậm, trốn đóng BHXH bắt buộc. Cụ thể, trường hợp vi phạm ngoài đóng đủ số tiền chậm, trốn đóng phải nộp lãi bằng 0,03%/ngày tính trên số chậm, trốn đóng vào quỹ BHXH.

Cơ quan chức năng còn nêu các biện pháp khác như tạm hoãn xuất cảnh với trường hợp vi phạm, xử lý vi phạm hành chính, xem xét không trao tặng danh hiệu thi đua/khen thưởng, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 11

Đặc biệt, về lâu dài, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung trách nhiệm của cơ quan chức năng trong quản lý người lao động, chủ sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc. Người sử dụng lao động phải bồi thường nếu không đóng hoặc đóng BHXH không đầy đủ.

NLĐ được cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH, có thể đóng bù, không tính lãi. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ thời gian bị chậm đóng, trốn đóng cho người lao động hoàn cảnh khó khăn như hộ nghèo, cận nghèo, khuyết tật nặng đủ tuổi nghỉ hưu song chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm và không thể tự đóng.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 12

Liên quan đến vấn đề này, đại diện BHXH Hà Nội cho hay, thực tế hiện nay, việc tính lãi đóng, lãi chậm nộp khá cao tuy nhiên, các đơn vị vẫn chiếm dụng tiền BHXH rất lớn. Do đó, quan điểm của BHXH Hà Nội nhất trí với các đề xuất giải pháp xử lý chậm, trốn đóng BHXH của cơ quan soạn thảo về dự thảo Luật BHXH sửa đổi.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 13

Đặc biệt là đề xuất bổ sung quy định về xử lý vi phạm chậm, trốn đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp vi phạm ngoài đóng đủ số tiền chậm, trốn đóng phải nộp lãi bằng 0,03%/ngày tính trên số chậm, trốn đóng vào quỹ BHXH.

Ngoài ra, đại diện BHXH Hà Nội cũng cho rằng chúng ta cần thực hiện nghiêm túc Điều 216 Bộ Luật Hình sự để nghiêm khắc xử lý các đơn vị, DN, chủ sử dụng lao động và những cá nhân không chấp hành, cố tình vi phạm trốn đóng, nợ đọng BHXH.

Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 14
Thuốc chữa “căn bệnh” chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội?  - Ảnh 15

09:41 10/04/2024