[Ảnh] Vở Cải lương kể huyền tích về vua Lý Công Uẩn

Lại Tấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -Nhà hát Cải lương Việt Nam vừa ra mắt vở diễn “Huyền thoại gò Rồng Ấp” dựa trên những huyền tích dân gian về vua Lý Công Uẩn – vị hoàng đế khai quốc của triều Lý, một trong những triều đại phong kiến phát triển rực rỡ của lịch sử Việt Nam.

Câu chuyện xuất phát từ gò Rồng Ấp - nơi được tiên đoán phát mệnh đế vương, có mộ cha mẹ người con gái tên Phạm Thị Ngà, vốn là người giúp việc ở chùa Tiêu, được an táng tại đó.
Câu chuyện xuất phát từ gò Rồng Ấp - nơi được tiên đoán phát mệnh đế vương, có mộ cha mẹ người con gái tên Phạm Thị Ngà, vốn là người giúp việc ở chùa Tiêu, được an táng tại đó.
Cuộc đời của cô gái Phạm Thị Ngà gặp chuyện kỳ bí là thụ thai trong lễ hội phồn thực của địa phương, sau này sinh ra vua Lý Công Uẩn.
Cuộc đời của cô gái Phạm Thị Ngà gặp chuyện kỳ bí là thụ thai trong lễ hội phồn thực của địa phương, sau này sinh ra vua Lý Công Uẩn.
Câu chuyện kịch có nhiều nút thắt mở với các nhân vật như Thiền sư Vạn Hạnh, người hiểu rõ chân mệnh bào thai trong bụng Thị Ngà, nên luôn bảo vệ, che chở hai mẹ con.
Câu chuyện kịch có nhiều nút thắt mở với các nhân vật như Thiền sư Vạn Hạnh, người hiểu rõ chân mệnh bào thai trong bụng Thị Ngà, nên luôn bảo vệ, che chở hai mẹ con.
Gia đình phú hộ Hồng Kỳ ở hương Diên Uẩn nghe được lời tiên đoán muốn hoán đổi mệnh trời đã bốc mộ cha mình ở gò Rồng Ấp và tìm mọi cách để hãm hại Thị Ngà.
Gia đình phú hộ Hồng Kỳ ở hương Diên Uẩn nghe được lời tiên đoán muốn hoán đổi mệnh trời đã bốc mộ cha mình ở gò Rồng Ấp và tìm mọi cách để hãm hại Thị Ngà.
Nhờ sự giúp đỡ của đất trời, của sư Vạn Hạnh và bà con chung quanh, Thị Ngà đã may mắn vượt qua kiếp nạn để sinh con. Khi con chào đời cũng là lúc Thị Ngà qua đời.
Nhờ sự giúp đỡ của đất trời, của sư Vạn Hạnh và bà con chung quanh, Thị Ngà đã may mắn vượt qua kiếp nạn để sinh con. Khi con chào đời cũng là lúc Thị Ngà qua đời.
Theo dõi vở diễn, có nhiều chi tiết tạo nên xúc động sâu lắng nơi người xem, như cảnh gặp gỡ trong mơ giữa Thị Ngà và vua Lý Công Uẩn thuở nhỏ.
Theo dõi vở diễn, có nhiều chi tiết tạo nên xúc động sâu lắng nơi người xem, như cảnh gặp gỡ trong mơ giữa Thị Ngà và vua Lý Công Uẩn thuở nhỏ.
Hình ảnh sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn thuở nhỏ.
Hình ảnh sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn thuở nhỏ.
Cảnh Cáy ăn bánh tẩm thuốc độc khiến nhiều người xem xúc động.
Cảnh Cáy ăn bánh tẩm thuốc độc khiến nhiều người xem xúc động.
Những cảnh diễn ấy kết hợp nhiều chi tiết hài hước, gây cười nhẹ nhàng khiến mạch diễn trở nên đầy tự nhiên, dễ tiếp thụ.
Những cảnh diễn ấy kết hợp nhiều chi tiết hài hước, gây cười nhẹ nhàng khiến mạch diễn trở nên đầy tự nhiên, dễ tiếp thụ.
Ở vở cải lương “Huyền thoại Gò Rồng Ấp”, đạo diễn khai thác triệt để khía cạnh biểu diễn thể hiện tâm lý nhân vật. Khán giả được thưởng thức một vở diễn có sự kết hợp, biến hóa linh hoạt của các yếu tố kịch, ngôn ngữ hình thể và ca cải lương.
Ở vở cải lương “Huyền thoại Gò Rồng Ấp”, đạo diễn khai thác triệt để khía cạnh biểu diễn thể hiện tâm lý nhân vật. Khán giả được thưởng thức một vở diễn có sự kết hợp, biến hóa linh hoạt của các yếu tố kịch, ngôn ngữ hình thể và ca cải lương.
Đặc biệt, thủ pháp ước lệ không gian, thời gian của sân khấu tự sự phương Đông đã được vận dụng khéo léo để tạo nên không gian đậm chất huyền thoại, cổ tích với những phong tục tập quán đặc sắc của người Việt cổ cùng sự phát triển của Phật giáo.
Đặc biệt, thủ pháp ước lệ không gian, thời gian của sân khấu tự sự phương Đông đã được vận dụng khéo léo để tạo nên không gian đậm chất huyền thoại, cổ tích với những phong tục tập quán đặc sắc của người Việt cổ cùng sự phát triển của Phật giáo.
NSND Triệu Trung Kiên chia sẻ, sự ra đời của vua Lý Công Uẩn mang màu sắc huyền thoại và gắn liền nhiều huyền tích dân gian. Vì thế, anh mong muốn có thể lý giải thấu đáo điều gì đã làm nên Lý Công Uẩn, vị vua khai sáng nên một triều đại để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử.
NSND Triệu Trung Kiên chia sẻ, sự ra đời của vua Lý Công Uẩn mang màu sắc huyền thoại và gắn liền nhiều huyền tích dân gian. Vì thế, anh mong muốn có thể lý giải thấu đáo điều gì đã làm nên Lý Công Uẩn, vị vua khai sáng nên một triều đại để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử.
Tác giả kịch bản, Phó PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết, ông cảm thấy hài lòng với cả hai bản diễn kịch nói và cải lương do nghệ sĩ Nhân dân Triệu Trung Kiên dàn dựng. Một kịch bản văn học hóa thân trong hai loại hình nghệ thuật nhưng đều thể hiện được nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả. Sự đổi mới trong hình thức thể hiện đã tạo nên sự tươi mới cho từng tác phẩm cũng như góc nhìn từ một kịch bản văn học.
Tác giả kịch bản, Phó PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết, ông cảm thấy hài lòng với cả hai bản diễn kịch nói và cải lương do nghệ sĩ Nhân dân Triệu Trung Kiên dàn dựng. Một kịch bản văn học hóa thân trong hai loại hình nghệ thuật nhưng đều thể hiện được nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả. Sự đổi mới trong hình thức thể hiện đã tạo nên sự tươi mới cho từng tác phẩm cũng như góc nhìn từ một kịch bản văn học.
Sau khi tham gia liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc năm 2022 dự kiến diễn ra vào tháng 11, Nhà hát Cải lương Việt Nam sẽ mang vở cải lương "Huyền thoại gò Rồng Ấp" phục vụ các lễ hội đầu năm 2023.
Sau khi tham gia liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc năm 2022 dự kiến diễn ra vào tháng 11, Nhà hát Cải lương Việt Nam sẽ mang vở cải lương "Huyền thoại gò Rồng Ấp" phục vụ các lễ hội đầu năm 2023.