Châu Âu "không cản nổi" dự án Dòng chảy Phương Bắc 2
Kinhtedothi - Đáp lại cảnh báo trừng phạt từ Washington và sự chỉ trích của Brussels, Berlin đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Tin liên quan
-
Lý do nào khiến khí đốt Nga vẫn “độc chiếm” thị trường năng lượng châu Âu?
- Thủ tướng Merkel: Đức không thể từ bỏ dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2
Châu Âu hiện đang chia rẽ về việc thực hiện đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2, tuy nhiên những quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất dự án cũng buộc phải thừa nhận rằng họ không thể cản nổi việc xây dựng tuyến đường ống này. Trong khi đó, các nước châu Âu đang tăng mạnh lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga, theo dữ liệu sơ bộ của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom (Nga).
Trong khi Dòng chảy Phương Bắc 2 vẫn đang được xúc tiến theo đúng kế hoạch, chuẩn bị đi vào hoạt động vào cuối năm nay, dự án này khiến các nước Liên minh châu Âu (EU) chia thành 2 phe trong bối cảnh Mỹ đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những doanh nghiệp tham gia dự án.
Đáp lại đe dọa trừng phạt của Washington và sự chỉ trích của Brussels, Berlin đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án năng lượng.
Theo truyền thông Nga, chính phủ Đức quan tâm đến Dòng chảy Phương Bắc 2 vì dự án sẽ biến Berlin thành một trung tâm khí đốt lớn - Dòng chảy Phương Bắc và Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ cung cấp 110 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm cho châu Âu thông qua Đức.
Phát biểu trên nhật báo Handelsblatt hôm 20/1, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier cho biết dự án này "tiến bộ hơn rất nhiều so với những tuyến đường ống khí đốt khác chạy hàng trăm km trên biển".
Phía Áo cũng ủng hộ việc thực hiện tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2. Đại sứ Nga tại Áo Dmitry Lyubinsky nói với hãng tin Sputnik của Nga hôm 28/12/2018 rằng Vienna tin "dự án này sẽ được thực hiện thành công".
Trong số 5 nước mà Dòng chảy Phương Bắc 2 cần được cấp phép xây dựng chạy dưới biển Baltic, hiện Đức, Nga, Phần Lan và Thụy Điển đã đồng ý cho phép thực hiện dự án này.
Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier khẳng định Dòng chảy Phương Bắc 2 có nhiều ưu điểm. |
Đan Mạch hiện là quốc gia duy nhất chưa phê duyệt việc xây dựng đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 với lý do an ninh và môi trường.
Tuy nhiên, nhà thầu dự án đã đưa ra một "kế hoạch B". Theo đó, đường ống dẫn khí đốt có thể chỉ đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch, không đi qua vùng lãnh hải của nước này. Tuyến đường ống mới sẽ chạy qua đảo Bornholm, phía tây bắc của Đan Mạch và sẽ dài hơn 36 km so với kế hoạch ban đầu.
Nhà thầu AG của Dòng chảy Phương Bắc 2 cũng khẳng định rằng Đan Mạch sẽ không thể cản được dự án này, đồng thời cho biết chính quyền Copenhagen dự kiến sẽ bật đèn xanh cho Dòng chảy Phương Bắc 2 vào cuối năm 2019.
Dòng chảy phương Bắc 2 có chiều dài 1.225 km là dự án liên doanh giữa Gazprom và 5 công ty của châu Âu, gồm Engie của Pháp, OMV AG của Áo, Royal Dutch của Anh và Uniper và Wintershall của Đức. Đến nay, các công ty đã đầu tư hơn 6 tỷ euro (khoản 6,8 tỷ USD) để thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2.
Khi hoàn thành, đường ống khí đốt này hàng năm sẽ chuyên chở 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên EU thông qua Biển Baltic và Đức. Dự kiến đường ống này sẽ đi vào hoạt động muộn nhất vào cuối năm 2019.
Dự án này dự kiến sử dụng 86% đường ống của dự án Dòng chảy phương Bắc 1 trước khi rẽ nhánh với tổng chi phí ước tính lên tới 9,5 tỷ euro.
Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine, do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga.
Hồi tháng 5/2018, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã chỉ trích Dòng chảy Phương Bắc 2 là "vũ khí năng lượng” nhằm chống lại EU và NATO.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Morawiecki đã thừa nhận rằng không thể ngăn cản nổi dự án Dòng chảy Phương Bắc 2. “Có thể nói rằng Nga và Đức là hai cường quốc, vì vậy không dễ dàng để cấm họ làm bất cứ điều gì", ông Morawiecki nói.
Ngoài ra, Estonia, Latvia, Slovakia, Romania, Litva và Croatia đã lên tiếng phản đối dự án này do các vấn đề an ninh năng lượng.
Trong khi đó, Mỹ có kế hoạch đầy tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Chùm ảnh đầm phá Venice hóa vùng đất quý tộc châu Âu thế kỷ 18
Kinhtedothi - Lễ hội Carnival thường niên đã được khởi động tại thánh địa du lịch Italia năm nay với phong cách xa ho...XEM THÊM -
Chứng khoán thế giới tăng mạnh nhờ lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán Á - Âu đồng loạt tăng mạnh do được hỗ trợ từ kỳ vọng về tiến bộ trong đàm phán t...XEM THÊM -
Đúng Ngày của Tổng thống, 16 tiểu bang kiện chính quyền Trump
Kinhtedothi - Ngay cả trước khi vụ kiện được đệ trình, nhiều chuyên gia pháp lý đã cảnh báo về loạt thách thức pháp l...XEM THÊM -
Triều Tiên học mô hình kinh tế Việt Nam: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2?
Kinhtedothi - Đó là nhận định của giới chuyên gia trước khả năng ông Kim Jong-un tới thăm một nhà máy sản xuất tại Vi...XEM THÊM -
Giá dầu lên mức trên 66 USD/thùng, sắp ghi nhận quý tăng mạnh nhất trong 8 năm
Kinhtedothi - Giá dầu mỏ hiện đã tăng gần 25% tính từ đầu năm đến phiên ngày 18/2 và đang trên đà đạt quý leo dốc mạ...XEM THÊM -
Một "nhân tố nhà nước tinh vi" đứng sau cuộc tấn công mạng Quốc hội Australia
Kinhtedothi - Nhằm tránh xảy ra một cuộc tấn công mạng tương tự hồi đầu tháng này, Trung tâm an ninh mạng Australia ...XEM THÊM
-
Vì sao khó kỳ vọng Trung Quốc "cứu" Hiệp ước INF?
Kinhtedothi - Lời đề nghị Bắc Kinh tham gia INF tại Hội nghị An ninh Munich được chỉ ra là sự "ích kỷ" của Berlin.18-02-2019 17:11
-
"Nạn nhân" âm thầm của bê bối Huawei
Kinhtedothi - Đó là mối quan hệ đang đầy sóng ngầm giữa New Zealand và Trung Quốc.18-02-2019 16:07
-
Nga: Lực lượng người Kurd cần phải đối thoại với chính quyền Damascus
Kinhtedothi - Ngày 17/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin khẳng định Moscow sẵn sàng ủng hộ cuộc đối thoại giữa Damascus và người Kurd.18-02-2019 15:09
-
“Cơ chế đặc biệt” của châu Âu chưa đủ mạnh để cứu thỏa thuận hạt nhân Iran
Kinhtedothi - Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif hôm 17/2 kêu gọi các cường quốc châu Âu hành động nhiều hơn để cứu vãn Thỏa thuận hạt nhân Iran.18-02-2019 15:09
-
Reuters: Mỹ "siết" hàng không Triều Tiên ngay trước thượng đỉnh lần 2?
Kinhtedothi - Một động thái được xem là chiến thuật "đòn bẩy" của Washington cho cuộc đàm phán dự kiến diễn ra vào 27-28/2 tới.18-02-2019 11:26
- Hà Nội: Nhiều điểm di tích “quá tải” người đi lễ trong ngày rằm tháng Giêng
- Những nội dung chính tại phiên họp Tập thể UBND TP Hà Nội tháng 2/2019
- Hà Nội sẽ là nơi tạo cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ cho ra đời tác phẩm mới
- Hà Nội nghiêm cấm sử dụng xe công đi lễ hội
- Hà Nội: Khởi công cầu vượt sông Bắc Linh Đàm
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải: Nâng cao năng lực dự báo để hạn chế tác động tới sự phát triển Thủ đô
- Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất tại huyện Đông Anh
- Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịch với Nhật Bản vào cuối tháng 3
- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Mọi mô hình xã hội đều phải hướng đến người dân