Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Y tế: Các tỉnh có nguy cơ thấp vẫn cần hạn chế ra khỏi nhà

Kinhtedothi - Bộ Y tế khuyến cáo người dân các tỉnh có nguy cơ thấp vẫn cần hạn chế ra khỏi nhà để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay dư luận thắc mắc vì sao ở 15 tỉnh, TP có nguy cơ trung bình và 36 tỉnh TP có nguy cơ thấp vẫn yêu cầu hạn chế ra khỏi nhà. Trước những thắc mắc này, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo: “Nhóm có nguy cơ thấp không được chủ quan, mất cảnh giác với dịch bệnh và cần hạn chế ra khỏi nhà. Nếu ra khỏi nhà, người dân cần đeo khẩu trang, không tụ tập, tuân thủ việc giãn cách tối thiểu 2 mét, rửa tay bằng xà phòng…”.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng nhấn mạnh: “Nhóm có nguy cơ cao không được chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh”. 
Khu vực cách ly tại thôn Hạ Lôi. Ảnh: Phạm Hùng.
Trước đó, ngày 15/4, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia về phân loại nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương dựa trên một số tiêu chí như các phân tích dịch tễ học, tình hình dịch bệnh hiện nay, khả năng ứng phó, đặc điểm dân số, giao thông, có nhiều người nước ngoài đến, có nhiều ca lây nhiễm. Đồng thời, đồng ý phân loại thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, nhiều đại biểu nhấn mạnh mặc dù đạt được thành tích nhất định, nhưng trên thế giới, dịch bệnh vẫn hoành hành, số người nhiễm và tử vong tăng cao; trong nước tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong xã hội.
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chúng ta không được lơi lỏng, chủ quan, không được phép lơ là, mất cảnh giác.
Thủ tướng giao UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng cụ thể trên địa bàn của mình một cách phù hợp, nghiêm túc theo các cấp độ.
Chủ tịch UBND các tỉnh, TP sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng lây nhiễm Covid-19.

- Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh.

Thủ tướng nêu rõ, 10 tỉnh, TP và 2 đô thị trung tâm nói trên sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. .

Nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp. Nhóm này cần kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. 

- Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

19 Apr, 05:47 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Còn bao nhiêu bệnh viện tiếp thị cho sữa của công ty sản xuất hàng giả?

Còn bao nhiêu bệnh viện tiếp thị cho sữa của công ty sản xuất hàng giả?

18 Apr, 04:03 PM

Kinhtedothi - Trước thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, sau Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lên tiếng, thì Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết, đã rà soát toàn bộ sản phẩm sữa đang được sử dụng tại đơn vị. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ