Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng, chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi

Kinhtedothi - Chiều 18/4, Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần, toàn TP ghi nhận 240 trường hợp mắc tay chân miệng tại 30 quận, huyện, thị xã, tăng 49 trường hợp so với tuần trước.

Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Nam Từ Liêm 26; Hà Đông, Ba Vì 23; Chương Mỹ 17; Đông Anh 14; Mê Linh, Thanh Trì 13; Hai Bà Trưng 12; Cầu Giấy 11.

Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng, chủ yếu là các trường hợp bệnh tản phát, ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi (94,7%), ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng, dự báo tiếp tục xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 1.216 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ năm 2024.

Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã; ghi nhận 5 ổ dịch tại: Ba Vì 2; Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đông Anh 1. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 24 ổ dịch, còn 9 ổ dịch đang hoạt động tại Ba Vì 4; Nam Từ Liêm 2; Cầu Giấy, Đông Anh, Phúc Thọ 1.

Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng.

Theo CDC Hà Nội, tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, dễ lây lan và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh lưu hành quanh năm và thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-11.

Bệnh tay chân miệng do các chủng virus thuộc họ virus đường ruột (gọi chung là Enterovirus) gây ra. Hai nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71), trong đó mắc EV71 thường gây ra những biến chứng nặng nề hơn.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất..

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

19 Apr, 05:47 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Còn bao nhiêu bệnh viện tiếp thị cho sữa của công ty sản xuất hàng giả?

Còn bao nhiêu bệnh viện tiếp thị cho sữa của công ty sản xuất hàng giả?

18 Apr, 04:03 PM

Kinhtedothi - Trước thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, sau Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lên tiếng, thì Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết, đã rà soát toàn bộ sản phẩm sữa đang được sử dụng tại đơn vị. 

Bịt lỗ hổng, chặn sản xuất, phân phối sữa giả

Bịt lỗ hổng, chặn sản xuất, phân phối sữa giả

18 Apr, 06:39 AM

Kinhtedothi - Gần đây, hai vụ án lớn liên quan đến sữa giả, kẹo rau củ Kera được quảng cáo “thổi phồng” công dụng liên tiếp bị triệt phá và khởi tố gây chấn động dư luận. Sau mỗi vụ án với những khoản lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng từ hàng giả được phanh phui, dư luận lại đặt ra hàng loạt nghi vấn về việc tự công bố chất lượng sản phẩm, trách nhiệm quản lý, có hay không lỗ hổng pháp lý?...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ