Bộ Y tế yêu cầu rà soát sữa, thực phẩm chức năng trong bệnh viện
Kinhtedothi - Ngày 20/4, Bộ Y tế có Công văn số 2350/BYT-KCB về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định trong khám chữa bệnh (KCB).
Theo đó, thời gian gần đây, qua công tác quản lý KCB của Bộ Y tế, thông tin của một số cơ quan, đơn vị và phản ánh trên phương tiện thông tin về tình trạng nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà về việc sử dụng các sản phẩm sữa.
Đó là sản phẩm do một số doanh nghiệp (DN), tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối, được điều tra, phát hiện là sữa giả và việc sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn...
Để bảo đảm công tác KCB tuân thủ nghiêm các quy định, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế đề nghị giám đốc bệnh viện, Sở Y tế tỉnh, TP khẩn trương chỉ đạo các cơ sở rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc.
Các cơ sở rà soát thuốc được sử dụng trong cơ sở KCB với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

Người dân đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn (Hà Nội). Ảnh: Thanh Bình.
Cùng với đó, các cơ sở rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.
Mặt khác, các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nêu phát hiện hành vi trong KCB như kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định về dược trong KBCB.
Việc kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở KCB khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.
Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức; lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận.
Song song với đó, các đơn vị khẩn trương triển khai giải pháp bảo đảm việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; quản lý, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc đối với người hành nghề phù hợp với chẩn đoán, tình trạng bệnh, tính cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Với việc tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng... trong cơ sở KCB, các đơn vị kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt, các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng cho người bệnh, người nhà. Các đơn vị rà soát, bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện thực hiện theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, các đơn vị kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.
Ngoài ra, các đơn vị kiểm tra việc quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về KCB. Các bệnh viện, Sở Y tế các tỉnh/TP xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm,

Cử tri kiến nghị siết chặt quản lý kinh doanh thực phẩm chức năng
Kinhtedothi - Sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri kiến nghị Bộ Y tế tiếp tục có giải pháp quản lý chặt chẽ việc kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN).

Nhiều nghệ sĩ bị chỉ trích khi quảng cáo lố sữa kém chất lượng
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng vướng ồn ào quảng cáo lố công dụng sữa, trong đó có những loại sữa bị cơ quan chức năng xử phạt.

Nhiều nguy cơ từ sữa giả, kém chất lượng
Kinhtedothi - Những ngày qua, vụ việc sản xuất, kinh doanh sữa giả được cơ quan chức năng phát hiện gây xôn xao dư luận. Nhiều người băn khoăn, lo lắng và không khỏi rùng mình khi nghĩ về hậu quả khôn lường có thể xảy ra trước nguy cơ từ sữa bột kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.