Công nghệ tiêu dùng: Đi kèm với sự tiện lợi là trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, ngày nay công nghệ đã, đang và sẽ đi sâu vào cuộc sống và ngày càng hoàn thiện hơn trong việc phục vụ nhu cầu cầu của con người.

Diễn giả trong phần thảo luận về blockchain.

Tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Hà Nội 2019 (Hanoi Innovation Summit) đang diễn ra, Chủ đề thảo luận “Công nghệ tiêu dùng” đã thu hút được nhiều sự chú ý của thính giả. Theo đó, công nghệ đã, đang và sẽ đi sâu vào cuộc sống và ngày càng hoàn thiện hơn trong việc phục vụ nhu cầu cầu của con người.
Chuyên gia nhiếp ảnh quốc tế Ramzi Rizk cho biết, mỗi ngày có hàng tỷ bức ảnh được chụp và thách thức hiện nay được đặt ra là chúng ta làm thế nào để khai thác hiệu quả hơn nguồn dữ liệu khổng lồ như vậy ? AI chính là giải pháp. Hiện tại, AI có thể tự động chỉnh sửa ảnh cũng như chia sẻ rộng rãi theo yêu cầu của nhiếp ảnh gia. AI hiện đang ảnh hưởng rất nhiều đến nhiếp ảnh cũng như cuộc sống hàng ngày.
Ramzi Rizk nêu ví dụ, AI không còn xa lại mà đang được ứng dụng rất sâu vào chụp ảnh, điều này thể hiện rõ qua camera của smartphone. Chúng ta có thể viết ra thuật toán để AI tự thực hiện các yêu cầu chỉnh sửa ảnh, điều này sẽ tiết kiệm rất nhiều nhân lực so với trước kia. Bên cạnh đó AI cũng có thể hỗ trợ tạo ra những bức ảnh mang nội dung mới mà trước đây sẽ rất phức tạp để thực hiện.
Chuyên gia nhiếp ảnh quốc tế đặt câu hỏi: Liệu AI có thể tạo ra nghệ thuật hay không? Câu trả lời là có. HIện tại, AI có thể tạo ra một bức ảnh dựa trên những nét vẽ thô sơ ban đầu của người dùng. Hoặc AI có thể tổng hợp ra một bức ảnh của một người được tổng hợp từ rất nhiều hình ảnh của nhiều người khác. Đã có rất nhiều bức ảnh do AI tạo ra và được bán ra ngoài thị trường.
Với AI, con người có thể tạo ra những sự sáng tạo mới, vượt qua những gì có thể làm được trước đây, Ramzi Rizk khẳng định.
Trong phần thảo luận bàn tròn, nói về blockchain, Giám đốc điều hành của Digi Group Karim Raffa cho biết đây đang là công nghệ rất quan trọng với cuộc sống. Điều này thể hiện rõ qua việc nhiều ngân hàng đã xác định đây là công nghệ gắn liền với sự phát triển trong tương lai.
Có thể lấy ví dụ, Hà Nội sắp tổ chức giải đua F1, sự kiện này sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tương tự với blockchain, người tiêu dùng không nhất thiết phải hiểu rõ về công nghệ này và họ chỉ cần được hưởng lợi từ chính công nghệ đấy mà thôi, ông Karim chia sẻ.
Về phía Giám đốc APAC Nicole Nguyen lại đưa ra cảnh báo với các doanh nghiệp rằng blockchain là công nghệ hiện đại nhưng không nên quá kỳ vọng vào nó mà cần phải xem nó phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hay không, thay vì cứ cố ứng dụng công nghệ này vào hoạt động kinh doanh của mình.
Các diễn giả chia sẻ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Công nghệ blockchain thể hiện rõ sức mạnh và sự tiện lợi qua nhiều mặt của cuộc sống, có thể kể đến như kiểm soát hàng hoá, phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, khoảng hơn 90% các ứng dụng có tích hợp công nghệ blockchain đã chết, điều này do doanh nghiệp chưa thực sự giúp người dùng tiếp cận với nhu cầu của họ một cách dễ dàng nhất, bà Nicole Nguyen đưa ra lời khuyên.
Tiếp theo phần thảo luận về blockchain, chủ đề tiếp theo được chia sẻ là tính minh bạch và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng có sự góp mặt của nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp nhằm chia sẻ góc nhìn của mình.
Theo bà Kaya Quin - Giám đốc điều hành của Lazada Việt Nam, người dùng đi tìm sự minh bạch ngày càng cao hơn đang là xu hướng hiện nay. Tại Lazada, chúng tôi cung cấp một môi trường mở như cho người dùng trực tiếp phản ánh chất lượng sản phẩm ngay trên trang mua bán, từ đó chúng tôi có thể hướng dẫn người dùng thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt hơn. Điều này không chỉ tạo ra sự thoải mái của người dùng mà còn định hướng họ vào các mục tiêu tốt hơn.
Về phần mình, ông Huy Nguyen - CEO DigiPencil cho rằng, áp lực minh bạch còn đến từ chính mạng xã hội. Qua mạng xã hội người dùng có thể tiếp cận cả thông tin tích cực lẫn tiêu cực, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Do đó, mạng xã hội cũng có vai trò rất quan trọng đối với tính minh bạch của doanh nghiệp.
Nói về phát triển bền vững, ông Duc Ha Duong, người sáng lập Officience cho rằng chính sự minh bạch về sản phẩm sẽ giúp gia tăng giá trị của thương hiệu. Ví dụ, ông Duc thường xuyên sử dụng sản phầm giầy dép thân thiện với môi trường của một doanh nghiệp nước ngoài, điểm đặc biệt của doanh nghiệp này là họ không hề chi tiền cho marketing mà thay vào đó họ dùng kinh phí này đầu tư cải tiến chất lượng sản phẩm. Nhờ cách này họ đã tiếp cận được hàng triệu khách hàng trên toàn cầu.
Cùng quan điểm, ông Hoon-Sang Kim - Phó Chủ tịch Quỹ đầu tư GS SHOP cho rằng, chúng tôi tin tưởng vào nhận thức của con người, do đó chúng tôi tích cực đầu tư vào các sản phẩm thực phẩm phù hợp với xu hướng người dùng và phát triển bền vững, đó là chân lý mà chúng tôi luôn đi theo.
Nói về trách nhiệm xã hội, bà Kaya Quin chia sẻ, bản thân Lazada đều hướng tới trách nhiệm xã hội, ko chỉ tập trung ở doanh thu mà còn ở sự tiện lợi của người dùng. Đầu tư nhiều vào logitic nhằm phục vụ tốt hơn cho người dùng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Hoặc kết nối với người dân nhằm phát triển sản phẩm của mình như những hộ trồng dừa ở Bến Tre. Đây chính là những hoạt động đầu tư có mang lại những hành động tích cực cho người dân.