Đại học Thủ đô Hà Nội đào tạo thêm ngành Quản trị lữ hành và khách sạn

Kiều Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngành Du lịch của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện nay đang trở thành kinh tế mũi nhọn, vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ đại học (ĐH) của ngành ngày càng tăng. Do đó, ngày 11/7, Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định giao nhiệm vụ cho trường ĐH Thủ đô đào tạo trình độ ĐH hai ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn.

Năm 2015, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch ở Việt Nam khoảng 620.100 người, dự tính năm 2020 tăng lên 870.300 người. Như vậy, mỗi năm Việt Nam cần đào tạo mới khoảng hơn 50.000 lao động ngành du lịch. Riêng đối với Hà Nội - nơi có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, có giá trị hấp dẫn cao đối với du khách trong nước và quốc tế.
Theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Sở Du lịch Hà Nội thì nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong ngành du lịch trình độ đại học, cao đẳng của Hà Nội năm 2015 là 16.532 người, đến năm 2020 con số gấp gần hai lần là 32.208 người và dự tính đến năm 2030 là 70.178 người. Như vậy nguồn nhân lực du lịch của Hà Nội đang tăng theo cấp số trường CĐ đẳng Sư phạm Hà Nội. Từ năm 2015 Trường được nâng cấp lên thành trường. Đây là trường đại học công lập duy nhất trực thuộc UBND TP Hà Nội, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cao đáp ứng nhu cầu của Thủ đô và đất nước trong xu thế hội nhập.
Trước nhu cầu lớn của Thủ đô về nguồn nhân lực du lịch có trình ĐH học, ngày 11/7, Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định giao nhiệm vụ cho trường ĐH Thủ đô đào tạo trình độ đại học hai ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn. Đây là trọng trách lớn của trường ĐH Thủ đô Hà Nội đối với Thủ đô và đất nước. Việc ký Quyết định của Bộ GD&ĐT đã kịp thời tạo điều kiện cho các em học sinh được thay đổi nguyện vọng chọn được ngành nghề phù hợp với khả năng của mình.
Hiện nay Khoa Văn hóa - Du lịch - Dịch vụ của trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã có 3 mã ngành đại học: Việt Nam học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn. Kỳ tuyển sinh năm học 2017 các ngành này sẽ xét tuyển tổ hợp các môn: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý; Ngữ văn - Địa Lý - Tiếng Anh; Ngữ văn - Lịch sử - Tiếng Anh; Ngữ văn - KHXH - Tiếng Anh; Cùng với đó có cả việc xét tuyển bằng học bạ: Nhóm KHXH - Tiếng Anh. Với mức điểm sàn theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (khoảng hơn 5 điểm mỗi môn) thì cơ hội vào học các mã ngành Văn hóa, Du lịch của các em học sinh trên địa bàn Thủ đô và từ địa bàn từ tỉnh Quảng Bình trở ra Bắc đã không còn quá khó khăn.
Hy vọng với sự giúp đỡ, định hướng sát sao của Sở Du lịch Hà Nội, các Công ty du lịch, các khách sạn trên địa bàn Thủ đô, Khoa Văn hóa - Du lịch và Dịch vụ của trường ĐH Thủ đô sẽ đào tạo đáp ứng được nhiệm vụ mà TP đặt ra đó là tạo ra nguồn nhân lực du lịch mang đặc trưng của Hà Nội và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.