Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề phòng ngộ độc thực phẩm do ăn cá hồng

Kinhtedothi - Ngộ độc hải sản nói chung và cá biển nói riêng thường xuyên xảy ra tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là những vùng ven biển.
 Ảnh minh họa
Mới đây, tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cá hồng được đánh bắt tại vùng biển Lagi Bình Thuận, làm 23 người nhập viện với các triệu chứng: Mệt, khó chịu, đau bụng; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mạch loạn nhịp, chậm nhịp tim.
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đoàn kiểm tra của Chi cục đã lấy mẫu, gồm 2 lát còn lại của gia đình (khoảng 200gram) và 1 con cá hồng còn nguyên, trọng lượng 2.500 gram, tất cả cá đang đông đá được bảo quản trong tủ lạnh. Các mẫu được gửi về Viện Hải dương học Nha Trang, nhằm định danh loài cá và định lượng độc tố Ciguatera trên mẫu thử.
Kết quả phân tích của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy: Phương pháp phân tích thử nghiệm trên chuột thì mẫu cá hồng cắt lát có độc tính 6.25MU/100g; Mẫu cá hồng nguyên con có độc tính 3,25MU/100g
Do đó, mẫu cá hồng nguyên con và cá hồng cắt lát chứa chất ciguatera, vượt ngưỡng an toàn sử dụng theo phương pháp thử nghiệm sinh học trên chuột.
Cá hồng là loại thủy sản ăn tảo, chỉ có những loại cá hồng ăn phải một số loài tảo có chứa độc tố sinh sống ở các rạn san hô ven bờ biển, các vùng nước ấm, khi cá ăn tảo có độc, cá có thể tích tụ độc tố trong cơ thể và có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng. Ngộ độc ciguatera từ cá là một loại ngộ độc do ăn phải cá biển đã tích tụ độc tố ciguatoxins trong chế độ ăn của chúng.
Khi ăn cá hồng có độc chất, việc ngộ độc ciguatera bắt đầu từ 2 giờ đến 30 giờ sau khi ăn phải cá độc. Người bị ngộ độc có các triệu chứng như tê liệt kèm theo ngứa lưỡi, môi và cổ họng; có cảm giác khó chịu và buồn nôn, đôi khi dẫn đến nôn mửa, rối loạn cảm giác, tê và ngứa ran ở các chi, mạch đập loạn, giảm huyết áp, chậm nhịp tim, đau khớp và cơ, nhức đầu, chóng mặt, run và đổ mồ hôi nhiều.
Sau khi sử dụng cá hồng, hải sản nói riêng và thực phẩm nói chung, nếu gặp các hiện tượng nêu trên thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cả nước ghi nhận 8.614 ca mắc sởi

Cả nước ghi nhận 8.614 ca mắc sởi

19 Apr, 08:47 PM

Kinhtedothi - Theo Bộ Y tế, trong tuần, cả nước ghi nhận 4.122 ca nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước (4.519 ca) và ghi nhận 2 ca tử vong liên quan đến sởi, trong đó một ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và một ca trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.

Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

19 Apr, 05:47 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Còn bao nhiêu bệnh viện tiếp thị cho sữa của công ty sản xuất hàng giả?

Còn bao nhiêu bệnh viện tiếp thị cho sữa của công ty sản xuất hàng giả?

18 Apr, 04:03 PM

Kinhtedothi - Trước thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, sau Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lên tiếng, thì Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết, đã rà soát toàn bộ sản phẩm sữa đang được sử dụng tại đơn vị. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ