Đoàn đại biểu TP Hà Nội viếng Nghĩa trang liệt sĩ Tân Biên

Trần Oanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2023), ngày 8/6, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Đinh Hồng Phong làm Trưởng đoàn đã đến viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ác liệt và chiến tranh Biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc, gian lao đầy thử thách, đồng bào chiến sĩ cả nước từ Nam chí Bắc đã đổ biết bao máu xương góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hơn 14.500 Anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn ra đi và an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên.

Trưởng đoàn Đại biểu TP Hà Nội Đinh Hồng Phong gióng hồi chuông chiêu tập anh linh các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Trần Oanh.
Trưởng đoàn Đại biểu TP Hà Nội Đinh Hồng Phong gióng hồi chuông chiêu tập anh linh các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Trần Oanh.

Để tỏ lòng tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đoàn đại biểu TP Hà Nội và cán bộ Sở LĐTB&XH Tây Ninh đã đặt vòng hoa tươi thắm mang dòng chữ “Thành ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ TP Hà Nội kính viếng” tại Đài tưởng niệm trong Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên.

Các đại biểu TP Hà Nội dâng hương, hoa, viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên. 
Các đại biểu TP Hà Nội dâng hương, hoa, viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên. 

Trưởng đoàn Đinh Hồng Phong gióng ba hồi chuông chiêu tập anh linh các Anh hùng liệt sĩ. Sau đó cả đoàn làm lễ dâng hương, dâng hoa, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến sức trẻ, anh dũng hy sinh xương máu cho nền độc lập của dân tộc để chúng ta có cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay.

Tiếp đó, các thành viên trong đoàn đã tỏa đi đến các phần mộ liệt sĩ thắp nén tâm hương để tỏ lòng biết ơn vô hạn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Thăm viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên là một trong nhiều hoạt động của TP Hà Nội kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).
Thăm viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên là một trong nhiều hoạt động của TP Hà Nội kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).

Bà Lê Thanh Thúy - Trưởng phòng Người có công Sở LĐTB&XH tỉnh Tây Ninh cho biết, Nghĩa trang liệt sĩ Tân Biên có diện tích 27ha, hiện có hơn 14.5000 ngôi mộ liệt sĩ từ mọi miền Tổ quốc đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và làm nhiệm vụ quốc tế. Đây cũng là nơi có hàng nghìn hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh khi thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp nước bạn Campuchia đã được tìm kiếm, quy tập hồi hương.

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Đinh Hồng Phong và các đại biểu thắp hương trên các phần mộ liệt sĩ. Ảnh: Trần Oanh.
Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Đinh Hồng Phong và các đại biểu thắp hương trên các phần mộ liệt sĩ. Ảnh: Trần Oanh.

Trong số hơn 14.500 ngôi mộ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên có trên 7.000 mộ có thông tin và gần 6.000 mộ không có thông tin, một ngôi mộ tập thể an táng 124 liệt sĩ từ chiến trường Campuchia. Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên có 179 mộ liệt sĩ quê ở Hà Nội.

Năm 2022, tỉnh Tây Ninh, đã quy tập 255 ngôi mộ về Nghĩa trang liệt sĩ Tân Biên và từ đầu năm đến nay là 60 ngôi mộ. Hằng năm, tỉnh Tây Ninh đều tu bổ, nâng cấp những ngôi mộ sụp lún, sứt mẻ, chỉnh trang các phần mộ, nhất là dịp 27/7.

Cùng ngày, Đoàn đại biểu TP Hà Nội đi thăm Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam tọa lạc tại khu rừng Chàng Riệc, Rùm Đuôm, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, đây là nơi đầu não của Cách mạng miền Nam.

Trong đó có gần 6.000 ngôi mộ không có thông tin tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên. Ảnh: Trần Oanh.
Trong đó có gần 6.000 ngôi mộ không có thông tin tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên. Ảnh: Trần Oanh.

Sau khi tham quan nhà trưng bày, xem phim giới thiệu khái quát về khu di tích, Đoàn đã đi thăm Nhà thường trực, nhà hội trường lớn, nhà làm việc của đồng chí Nguyễn Văn Linh, nhà làm việc của đồng chí Trần Nam Trung… được nối với nhau qua hệ thống giao thông hào khá sâu nằm dưới những tân cây rừng. Đoàn còn chiêm ngưỡng bức tranh gốm có chiều dài 42m, rộng 5m có chủ đề về 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Các đại biểu thăm Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Ảnh: Trần Oanh.
Các đại biểu thăm Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Ảnh: Trần Oanh.