Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng nay (29/10), báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Giao lưu -Tọa đàm trực tuyến trên báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề: “An toàn thực phẩm trong trường học”.

Tham gia buổi giao lưu - tọa đàm có:

1, Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội

2, Ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

3, Bà Hoàng Minh Thu - Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm

4, Bà Nguyễn Thị Bích Nga - Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân Hà Nội

5, Bà Đinh Thị Kim Thanh - Phó Tổng giám đốc Cty cổ phần Hương Việt Sinh
Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học” - Ảnh 1
Ông Lại Bá Hà - Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời tham gia buổi Giao lưu - Tọa đàm trực tuyến.
Nội dung buổi giao lưu:
Lưu Hương Giang - Bạch Mai, HN. Email: lhgiang@gmail.com
Là thành viên của Ban chỉ đạo về ATTP của TP, đề nghị ông cho biết kết quả của công tác này trong thời gian qua?
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội:
Công tác ATTP luôn là một vấn đề vô cùng bức xúc của toàn xã hội. Không một ngày nào mà chúng ta không thấy có bài báo, thông tin về vấn đề ATPP. Vì thế chính quyền TP luôn đặt nhiều ưu tiên trọng tâm cho vấn đề này. Từ đầu năm, TP đã lập và triển khai các kế hoạch nhằm đảm bảo ATTP trên địa bàn Hà Nội. Ví dụ như từ ngày 15/4 đã phát động Tháng đảm bảo an toàn rau và thịt. Sau đó, các ban ngành đã triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP cho Tết Trung thu và sắp tới là chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.

Từ đầu năm đến nay, công tác ATTP của TP đã có nhiều kết quả như triển khai tốt các kế hoạch đề ra, thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới các đơn vị cung cấp thực phẩm, người dân. Đặc biệt, công tác kiểm tra giám sát đã được chúng tôi triển khai tương đối tốt. Trung bình mỗi năm có trên 600 đoàn kiểm tra đến tận các xã phường.

Theo đánh giá chung, công tác ATTP từ đầu năm đến nay đã có nhiều cải thiện. Tất nhiên không thể nói là đã hoàn thành tốt tất cả, nhiều mặt vẫn chưa được đảm bảo.

Cần phải nói thêm rằng, trong năm 2015, TP đã hết sức chú ý đến công tác ATTP và giao cho ngành Y tế, ngành Nông nghiệp và ngành Công thương đã phối hợp với nhau để triển khai công tác đảm bảo ATTP. Ví dụ như ngành Y tế tổ chức công tác ATTP trong trường học phối hợp với ngành GD. Ngành nông nghiệp chủ yếu rau và thịt. Ngành công thương: Bánh mứt kẹo cho Tết Trung thu và Tết Nguyên đán sắp tới
 
Đỗ Lan Phương. Email: dlphuong@gmail.com
Chị có thể cho biết tình hình kiểm soát ATTP trong trường học thời gian qua? Công tác này gặp những khó khăn gì?
Bà Hoàng Minh Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm:
Thời gian qua, Chi cục ATTP đã đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh ATTP trường học. Qua kiểm tra tại tuyến quận, huyện chi cục đã kiểm tra được 100% các trường học. Tuyến TP đã kiểm tra ngẫu nhiên 42 trường học của 30 quận huyện. Tại thời điểm kiểm tra vẫn còn tồn tại một số trường tại thời điểm tra chưa xuất trình được hóa đơn nguồn gốc thực phẩm, giấy kiểm định thú y.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Với câu hỏi này, như các số liệu mà các đồng chí khác đã đưa ra, trường tiểu học Kim Liên một ngày có hơn 3.000 suất ăn và suất ăn công nghiệp, việc đưa thức ăn vào cho trường rất lớn trong một ngày. Vào đầu năm học, tháng 8 hàng năm, Sở GD&ĐT đều có chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho toàn bộ đồng chí lãnh đạo phụ trách mảng này và nhất là cán bộ y tế trong trường học.

Chỉ có Hà Nội có 100% các trường có cán bộ y tế học đường. Chúng tôi trong hai ngày đã kiểm tra được 42 trường và cũng có những vấn đề như các đồng chí khác vừa nêu. Chúng tôi tiếp tục tập huấn cho 30 đơn vị quận, huyện cho trung tâm y tế dự phòng và cán bộ y tế trong trường. Chúng tôi đề ra việc phải có sự tham gia của cộng đồng, nhất là ban phụ huynh, kiểm tra an toàn thực phẩm và khẩu phần đúng cho con em.
 
Mai Thị Ngọc Quỳnh - Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Email: mnquynh@gmail.com
Một số liệu mới đây cho thấy, qua kiểm tra của đoàn liên ngành ATTP TP, có đến 10-12% trường chưa xuất trình được hóa đơn nguồn gốc thực phẩm; 7% cơ sở chưa xuất trình giấy kiểm dịch thú y, sản phẩm gia súc, gia cầm. Ngoài ra nhiều trường vi phạm các qui định khác về ATTP, vậy công tác kiểm soát ATTP trường học sẽ được chấn chỉnh như thế nào trong thời gian tới? 
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội:
Như các bạn đã biết, hiện trên địa bàn TP hiện có 1.400 trường đang tổ chức bếp ăn tập thể, trung bình mỗi ngày các trường phục vụ khoảng 1,4 triệu suất ăn. Tại các trường học đang có 3 hình thức bếp ăn tập thể là tự nấu, phối hợp với các DN vào nấu, mua các suất ăn đưa vào cho các cháu.

Mặc dù trách nhiệm đảm bảo ATTP trong trường học đầu tiên thuộc về Hiệu trưởng tuy nhiên, ngành y tế được giao nhiệm vụ hướng dẫn cho nhà trường về các quy định đảm bảo ATTP và đã thực hiện rất tốt.

Chúng tôi đã có hướng dẫn cụ thể cho cả 3 hình thức. Ví dụ như về con người được tập huấn, đảm bảo sức khỏe. Tuy không phải là cơ sở kinh doanh và không có giấy chứng nhận đảm bảo ATTP nhưng các bếp phải đảm bảo an toàn tự dụng cụ, lưu mẫu.

Các DN cung cấp suất ăn cho trường học phải có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm.

Qua kiểm tra 42 trường, chúng ta làm khá tốt, đạt từ 80-90%, tuy vẫn còn khoảng 7-10% sai sót. Tuy nhiên tôi hy vọng trong thời gian tới, với sự tham gia và phối hợp giữa ngành Y tế và Giáo dục, việc đảm bảo ATTP sẽ được thực hiện hiệu quả.
 
Trần Thu Trang - Đống Đa, HN. Email: trantrang@gmail.com
Hiện nay, việc kiểm soát nguồn thực phẩm đầu vào trong các trường học dường như chỉ được thực hiện bằng việc quan sát bằng mắt thường. Vậy xin hỏi trong thời gian tới, ngành Y tế có hỗ trợ thiết bị gì cho các trường để việc kiểm soát được chặt chẽ hơn?
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội:
ATTP trong trường học là trách nhiệm của nhà trường. Tuy nhiên về quy định chúng tôi đã phối hợp với các trường để tập huấn, hướng dẫn rất cụ thể.
Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học” - Ảnh 2

Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trả lời trực tuyến
Hiện mỗi trường đều có một bộ test nhanh, có thể kiểm tra nước đã sôi hay chưa, thức ăn có hàn the hay không?… Theo tôi nghĩ bộ test nhanh này đã có thể giúp kiểm tra được những yêu cầu cơ bản nhất về ATTP. Nếu cần kiểm tra sâu hơn, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các trường kiểm tra mẫu phẩm tại phòng thí nghiệm.
 
Trần Hải Yến - Hoàng Hoa Thám, HN. Email: hyen.hn@gmail.com
Với tư cách là thành viên của Ban chỉ đạo ATTP của TP và là đại diện của ngành Y tế, ông có khuyến cáo gì với phụ huynh trong vấn đề đảm bảo ATTP tại trường học?
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội:
Với tư cách là đại diện của ngành Y tế, chúng tôi muốn khẳng định một lần nữa là đảm bảo ATTP cho các cháu là trách nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh trách nhiệm hàng đầu thuộc về ngành giáo dục đảm bảo ATTP trong trường học trước hết là trách nhiệm của ngành GD nhưng ngành Y tế cũng sẽ làm hết sức mình để đảm bảo ATTP.

Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần tham gia vào khâu kiểm soát, nhất là Ban Phụ huynh học sinh. Chúng tôi cũng hy vọng ngành GD cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tất cả các hình thức tổ chức bếp ăn nhất là trong khâu kiểm soát nguyên liệu đầu vào.

Với tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, chúng tôi tin rằng, chúng ta sẽ đảm bảo cung cấp cho các cháu suất ăn đủ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và an toàn TP.
 
Trần Thu Phượng - Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội. Email: thuphuong@gmail.com
Tôi là một phụ huynh học sinh, hàng ngày đưa con đi học thấy tại các cổng trường có rất nhiều loại quà bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng lại rất bắt mắt thu hút học sinh. Nhiều cháu đã mua quà bánh ăn và bị đau bụng, ngộ độc khi trở về nhà. Vậy công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cổng trường có được triển khai không, vì tôi thấy các hàng quà bánh chỉ dọn ra một lúc khi các cháu vào học và tan trường, rất khó kiểm soát. Xin hỏi những thực phẩm trên có đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng không? Chúng tôi rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con em mình? 
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội:
Với tư cách là thành viên Ban Chỉ đạo ATTP của TP, tôi xin khẳng định, các thành viên trong Ban và các ngành được TP giao nhiệm vụ đã cố gắng làm hết sức mình để đảm bảo ATTP trong trường học.

Trong thông tư 30 của Bộ Y tế đã có quy định rõ về ATTP, ngoài ra, Ban chỉ đạo ATTP TP đã có quy định, thực phẩm ở phía trong hàng rào là trách nhiệm của trường và thực phẩm do các hàng quán ở ngoài hàng rào là trách nhiệm của chính quyền các xã phường. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi vẫn phối hợp rất chặt chẽ với các trường và đơn vị chịu trách nhiệm về ATTP của các quận, huyện để kiểm soát tốt tất cả các khâu để đảm bảo cho các cháu suất ăn đủ lượng, đủ dinh dưỡng và an toàn.
 
Ngô Tú Anh - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Email: anh82@gmail.com
Để đảm bảo một suất ăn cho học sinh đảm bảo cả về mặt dinh dưỡng và ATTP, liệu có nên xây dựng một khung giá thành cho mỗi một suất ăn hay không?
Ông Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty cổ phần Hương Việt Sinh:
Về việc đã làm DN trong lĩnh vực thực phẩm, với công ty Hương Việt Sinh (HVS) trên tinh thần là một đơn vị phục vụ xã hội, chúng tôi không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà là lợi ích của người tiêu dùng, sự đảm bảo an toàn và dinh dưỡng, trong trường hợp này chính là các suất ăn cho các em học sinh.

Bài toán cân bằng lợi nhuận DN và lợi ích khách hàng luôn là bài toán khó, tuy nhiên đối với HVS chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Việc xây dựng khung giá thành cho mỗi suất ăn là khá cần thiết, thực tế HVS đã làm việc này trên cả phương diện định giá cả và định lượng (số lượng và hàm lượng dinh dưỡng).
 
Trần Văn Cao - Đống Đa, Hà Nội
Mặc dù Hà Nội có nhiều văn bản chỉ đạo việc đảm bảo ATTP khu vực quanh cổng trường, nhưng tại nhiều cổng trường trên địa bàn, hàng ăn rong mất vệ sinh vẫn tồn tại, cơ quan quản lý có giải pháp gì?
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên:
Về đảm bảo an ninh an toàn trường học, chúng tôi có hẳn một quy chế ký phối hợp liên ngành, trong đó có đảm bảo VSATTP. Tuy nhiên, hiện nay có môt vấn đề là việc thực hiện chưa đồng bộ lắm, chúng tôi chỉ kiểm soát được bên trong nhưng phía bên ngoài lại do cơ quan khác quản lý, thậm chí hàng rong dù cấm bán vẫn len lỏi vào nhà trường.

Do có thể chúng ta chưa thực hiện một cách quyết liệt, trong khi đó các quán Internet phải cách 20m so với trường học đã làm tốt. Việc bán hàng rong cần nhờ đến chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng sở tại làm tận gốc. Cứ 3 tháng một lần chúng tôi giao ban an ninh nhà trường cấp cơ sở và cứ 6 tháng với thành phố, thực tiễn việc bán hàng rong vẫn có nhỏ lẻ và trong thời gian tới chung tôi sẽ tiếp tục phối hợp giữa Sở GD và cơ quan CA TP, trong đó có cả đảm bảo vệ sinh ATTP.
 
Nguyễn Thanh Bình - Ba Vì - Hà Nội. Email: binhbv@gmail.com
Dù chưa xảy ra những vụ ngộ độc hàng loạt tại các nhà trường. Nhưng tiềm ẩn không ít nguy cơ. Vậy nguồn thực phẩm cung cấp vào bếp ăn ở các nhà trường được kiểm soát ra sao?
Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân:
Trường tiểu học Nghĩa Tân đã tổ chức cho học sinh học bán trú hơn 20 năm. Trước đây trường cũng tổ chức tự nấu suất ăn tại trường nhưng khá phức tạp về vấn đề nguồn lực, thời gian cũng như quản lý. Chính vì vậy những năm gần đây trường đã ký kết hợp đồng với một công ty để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nhà trường cũng đã xây dựng bếp ăn hiện đại, đầy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty nấu suất ăn cho học sinh của trường sẽ được thực hiện ngay tại đây.

Nhà trường cũng thắt chặt khâu kiểm soát khi yêu cầu công ty nấu ăn cung cấp đầy đủ hồ sơ của đơn vị cung cấp thực phẩm. Nhà trường chỉ lựa chọn các nhà cung cấp là đơn vị có uy tín. Bên cạnh đó thực phẩm phải được nhập hàng ngày, khớp với hợp đồng của nhà cung cấp thực phẩm, chính vì vậy sẽ không có hàng lưu hàng ngày.

Nhà trường cũng thành lập ban kiểm tra bán trú, có sự tham gia của phụ huynh học sinh để kiểm tra hàng ngày cũng như đột suất nhằm giám sát vệ sinh, chất lượng suất ăn…

Nhà trường cũng ký hợp đồng với nhân viên có trình độ trung cấp nấu ăn để phối hợp, giám sát các khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cán bộ nhân viên tham gia bán trú cũng được khám sức khỏe thường xuyên cũng như tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm 1 năm 1 lần. Đồng thời cũng phối hợp với trung tâm y tế quận để kiểm tra thực phẩm, trang thiết bị thường xuyên.
 
Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học” - Ảnh 3

Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân trả lời trực tuyến
 
Hoàng Thùy Linh - Long Biên, Hà Nội. Email: Hthuylinh@gmail.com
Những người trực tiếp tham gia chế biến thức ăn cho học sinh cần đáp ứng những yêu cầu gì để đảm bảo ATTP trong trường học? Liệu họ có được đào tạo để nhận biết được thực phẩm độc hại?
Bà Hoàng Minh Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm:
Theo quy định tại thông tư 30 năm 2012 của BYT về ATTP, Điều 4 quy định rõ điều kiện vệ sinh cá nhân đối với người chế biến: Trước tiên điều kiện sức khỏe phải đảm bảo, người chế biến phải khám sức khỏe theo định kỳ 6 thang/lần, người chế biến phải thường xuyên cập nhập kiến thức ATTP, 3 năm một lần phải có chứng nhận kiến thức ATTP, người chế biến không được mắc các bệnh cấp tính lây nhiễm, bệnh nhiễm khuẩn ngoài ra có mủ.

Bên cạnh đó, người chế biến còn phải được cung cấp đầy đủ các trang phục trong qua trình chế biến như: khẩu trang, mũ.
 
Trần Văn Lực - Ba Đình - Hà Nội. Email: lucgv@gmail.com
Tại một trường học ở tỉnh Bình Dương gần đây đã xảy ra tình trạng tuồn thịt thối vào trường học để chế biến cho học sinh ăn, vụ việc này bị phát hiện bởi phụ huynh học sinh. Vậy nên chúng tôi rất lo lắng khâu kiểm soát ATTP, liệu ở Hà Nội, nguồn gốc thực phẩm có được kiểm soát chặt?
Ông Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty cổ phần Hương Việt Sinh:
Hiện tại, trên mặt bằng chung về kiểm soát ATTP, cụ thể trên địa bàn Hà Nội với những trường là đơn vị  Hương Việt Sinh (HVS) cung ứng, công tác này đã chặt chẽ hơn nhiều so với mặt bằng chung. Vấn đề kiểm soát ATTP và dịch vụ cung cấp thực phẩm đã phổ biến rộng với các trường trên địa bàn TP.

Về phần DN chúng tôi, đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều HVS dành nhiều thời gian cũng như tâm sức.

Chúng tôi phải tìm những nhà cung cấp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của nhà nước, bên cạnh đó còn tổ chức các buổi khảo sát tận những lò mổ, cơ sở sản xuất trực tiếp... Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng, về kiểm soát hóa chất, nhưng với mục tiêu đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, chúng tôi sẽ quyết tâm duy trì công tác kiểm soát, đảm bảo ATTP.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên:

Các đơn vị sở tại phải làm theo quy định như lưu mẫu thức ăn trong các tủ theo quy trình, 6h30 phải có người kiểm soát. Trước tình trang sức khỏe học sinh, chúng tôi tiến hành cân đo chuẩn các lượng thức ăn cho các em học sinh và cho thực đơn trong vòng 40 ngày để cho các em có lượng thức ăn phong phú, đảm bảo dinh dưỡng.
N.N.H - Thanh Trì.
Nhiều lần tôi vào lớp con tôi (một trường tiểu học ở Thanh Trì) thấy bình nước uống đóng bình rất cũ kỹ, nhãn mác bong tróc, tôi rất lo lắng ATTP nước uống trong trường học. Vậy vấn đề này được kiểm soát như thế nào thưa ông? Ông có thể cung cấp tỷ lệ các cơ sở sản xuất nước uống đóng bình vi phạm trên địa bàn Hà Nội?
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên:
Chúng tôi đã đưa danh sách những đơn vị đủ tiêu chuẩn về nước công khai để các trường học có thể nắm bắt được và trong quy định, các nhà trường sẽ lấy mẫu đó 6 tháng một lần để đi kiểm định độc lập và theo kiểm định sẽ có quy trình nhất định, đảm bảo VSATTP.

Tôi thiết nghĩ hiện nay có nhiều công ty kinh doanh ăn uống, thực phẩm nên tôi nghĩ việc được vào một trường nào đó thì DN sẽ giữ gìn danh dự của thương hiệu cũng như lương tâm của một con người để có việc làm vì cộng đồng và vì danh dự của một thương hiệu trên thị trường cạnh tranh, vì các con.
 
Lê Thanh Vân - Thái Thịnh . Email: lthvan.hn@gmail.com
Tại một trường học ở tỉnh Bình Dương gần đây đã xảy ra tình trạng tuồn thịt thối vào trường học để chế biến cho học sinh ăn, vụ việc này bị phát hiện bởi phụ huynh học sinh. Vậy nên chúng tôi rất lo lắng khâu kiểm soát ATTP, liệu ở Hà Nội, nguồn gốc thực phẩm có được kiểm soát chặt?
Bà Hoàng Minh Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm:
Để đảm bảo ATTP, kiểm soát nguồn thực phẩm đầu vào, Chi cục ATTP đã tham mưu Sở Y tế trong vấn đề này. Ngành Công Thương cũng đã thành lập các chốt kiểm dịch động vật nhập vào TP. Chi Cục ATTP cũng tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, đối với các cơ sở có sản phẩm đóng gói cần yêu cầu cung câp đầy đủ phiếu công bố sản phẩm.

Để làm tốt điều này, Chi cục VSATTP đề nghị ngành GD cần có hợp đồng với cơ sơ cung cấp thực phẩm ATTP: Có giấy chứng nhân ATTP theo quy định, có đăng kí kinh doanh. Khi đã có hợp đồng các nhà trường cần phải lấy thực phẩm đúng tại cơ sở đó và thực hiện nghiêm sổ kiểm thực 3 bước theo quy định của Bộ Y tế.

Trong bước 1 đã quy định rõ kiểm soát nguyên liệu đầu vào, trong đó phải đảm bảo cơ sở cung cấp thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm dịch thu ý, sản phẩm về bếp phải có hoa đơn và giấy giao nhận thực phẩm. Nếu không đủ điều kiện nhà trường cần kiên quyết không nhập thực phẩm. Bên cạnh đó, những cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát nguồn thực phẩm đầu vào cần có kiến thức cơ bản về ATTP, nhận diện thực phẩm tươi sống, đối với những đồ hộp bị méo không được nhận.
 
Nguyễn Trà My - Bà Triệu, Hà Nội. Email: tramy@gmail.com
Sau cuộc họp BCĐ ATTP TP, đã có danh sách nào quy định đơn vị được phép cung cấp nước uống trong trường học chưa, Chi cục ATTP có kế hoạch gì trong việc đảm bảo ATTP nước uống trong trường học?
Bà Hoàng Minh Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm:
 Để đảm ATTP đối với nước uống cho học sinh trong các trường, chúng tôi đã hướng dẫn các trường phải hợp đồng với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đảm bảo ATTP. Cụ thế các đơn vị đó phải có đầy đủ giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, có công bố sản phẩm, có giấy kiểm tra chất lượng nước theo định kỳ 6 tháng 1 lần.

Hiện nay Chi cục ATTP đã công bố danh sách những đơn vị sản xuất nước uống được cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP lên website của Sở Y tế. Với những c
ơ sở vi phạm ATTP về nước uống, tùy theo phân cấp chúng tôi đã yêu cầu cấp quản lý trực tiếp công bố danh sách lên các phương tiện thông tin đại chúng. 
 
Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học” - Ảnh 4

Bà Hoàng Minh Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm trả lời trực tuyến
 
Hoàng Thanh Lương. Email: khamthienluong@yahoo.com.vn
Tuổi học sinh là độ tuổi đang phát triển nên rất cần năng lượng; hơn nữa việc học tập được xếp vào loại lao động nặng nên nhu cầu năng lượng (Kcalori/kg thể trọng học sinh) thường cao hơn nhu cầu ở người độ tuổi khác. Do đó việc cần ăn giữa bữa của học sinh (lúc ra chơi 9 giờ và chiều 15 giờ) là nhu cầu có thực, cần thiết cho sự phát triển và học tập của các em.

Hiện nay một số trường có mở căng tin trong trường cho học sinh ăn giữa bữa thì việc giám sát khâu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể thuận lợi. Còn đa số các trường khác không có căng tin, nên việc học sinh ăn thêm ở các hàng quán quanh trường là điều tất yếu mà nhà trường cần phải quan tâm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho học sinh.

Việc cấm buôn bán hàng quanh trường là việc không hợp lý vì chỉ khiến học sinh phải đi xa hơn để mua hàng và cũng không thể thực hiện được vì một bên là nhu cầu thực và một bên là kế sinh sống thì không thể ngăn chặn việc người dân buôn bán. Các ông ý kiến gì về đánh giá này? Nhà trường có phối hợp với UBND địa phương, y tế cơ sở để kiểm tra, giám sát, thực hiện chế tài nghiêm theo quy định?
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên:
Việc bán hàng tại căng tin phải đảm bảo đúng theo tập thể, cán bộ nhân viên y tế phải chịu trách nhiệm trực tiếp, hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý. Ở trong nhà trường đảm bảo kiểm soát được 100% còn việc ở ngoài nhà trường, thì phụ huynh phải phối  hợp với chúng tôi kiểm soát cho con tiền, chính quyền sở tại đặc biệt là phường, trong năm văn minh đô thị hiện nay, phải vào cuộc quyết liệt hơn. Thời gian qua, báo chí cũng đưa ra một số trường hợp và  chúng tôi sẽ chấn chỉnh và ngăn chặn tình trạng len lỏi vào các ngóc ngách xung quanh trường.
 
 
Lê Hải Hà - Đan Phượng - Hà Nội. Email: hahn@gmail.com
Nước uống tinh khiết hiện nay cũng có nhiều vấn đề. Người ta quảng cáo nào là nước tinh khiết, siêu sạch, nước khoáng nhưng thực tế khi gia đình tôi mang đi kiểm nghiệm thì trong thành phần nước có cả vi khuẩn E.coli và nhiều loại độc hại khác. Vậy ai bảo vệ con em chúng tôi khi các em uống nước tinh khiết tại trường? Các trường có tiến hành kiểm tra đơn vị cung cấp nước tinh khiết vào trường hay chỉ lựa chọn DN tư nhân có chiết khấu cao?
Ông Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty cổ phần Hương Việt Sinh:
Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học” - Ảnh 5

Ông Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty cổ phần Hương Việt Sinh.
Hiện tại công ty HVS chưa cung cấp nguồn nước uống trực tiếp cho các trường. Tuy nhiên về phần nước để chế biến thực phẩm thì chúng tôi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của TP. Chúng tôi có những biện pháp như trang bị các bể chứa 100% là inox, thường xuyên kết hợp các trường là đơn vị cung cấp kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước. Đây là nguồn nước duy nhất chúng tôi sử dụng cho các khâu chế biến thực phẩm.

Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân:

Cũng giống như thực phẩm, nước uống tinh khiết dành cho học sinh luôn được trường chúng tôi chuẩn bị khá cầu kỳ. Nhà trường cùng phụ huynh học sinh đã bỏ nhiều thời gian để lựa chọn cũng như đến tận nơi để quan sát quy trình sản xuất của bên cung cấp. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng nước được sử dụng.

Nước sử dụng tại trường được kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần bởi trung tâm y tế quận. bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cũng thường xuyên thực hiện kiểm tra đột xuất.

Ngoài ra, mỗi lớp đều được trang bị bình nóng lạnh để cung cấp nước mát cho mùa hè, nước nóng cho mùa đông nhằm đảm bảo sức khỏe học sinh theo từng mùa. 100% cốc uống đều làm bằng inox và được vệ sinh hàng ngày. Chính vì vậy học sinh của trường hoàn toàn được đảm bảo vệ sinh về mặt nước uống.
 
Phan Đăng Dương - Đại Cồ Việt, HN. Email: phduong@gmail.com
Hiện nay một số trường có mở căng tin trong trường cho học sinh ăn giữa bữa thì việc giám sát khâu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể thuận lợi. Còn đa số các trường khác không có căng-tin, nên việc học sinh ăn thêm ở các hàng quán quanh trường là điều tất yếu mà nhà trường cần phải quan tâm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Việc cấm buôn bán hàng quanh trường là việc không hợp lý vì chỉ khiến học sinh phải đi xa hơn để mua hàng và cũng không thể thực hiện được vì một bên là nhu cầu thực và một bên là kế sinh sống thì không thể ngăn chặn việc người dân buôn bán. Các ông ý kiến gì về đánh giá này? Nhà trường có phối hợp với UBND địa phương, y tế cơ sở để kiểm tra, giám sát, thực hiện chế tài nghiêm theo quy định? 
Bà Hoàng Minh Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm:
Đối với những trường học có căng tin trong trường, chúng tôi cũng yêu cầu căng tin các trường thực hiện đúng theo yêu cầu quy định đảm bảo ATTP của BYT. Những sản phẩm bán trong căng tin phải có nguồn gốc rõ ràng. Tức là với mỗi sản phẩm bày bán trong căng tin phải có hợp đồng với đơn vị cung cấp, nhất là những sản phẩm đóng gói phải có công bố sản phẩm đầy đủ.

Ông Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty cổ phần Hương Việt Sinh

Về vấn đề 
căng-tin trong trường học, hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau trong đội ngũ lãnh đạo các trường học. Có những đơn vị ủng hộ việc này nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho các em học sinh vào những giờ giải lao, tuy nhiên một số khác lại cho rằng, bữa ăn chính đã cung cấp đầy đủ.

Hiện tại, công ty Hương Việt Sinh (HVS) cũng cung cấp cho một số đơn vị trường học, tuy nhiên những tiêu chuẩn ATTP vẫn được áp dụng tương tự việc cung cấp suất ăn chính. Chúng tôi đã đề xuất nếu các cơ quan ban ngành hay lãnh đạo các trường trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu mở dịch vụ này, thì HVS sẵn sàng đáp ứng.

Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân:

Trường tiểu học Nghĩa Tân không mở căn-tin trong trường học. Bởi vì các suất ăn đã được nghiên cứu kỹ càng nhằm đảm bảo năng lượng cũng như chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho hoạt động cả ngày của học sinh.

Việc học sinh mua đồ ăn bên ngoài là không hề có. Bởi hoạt động của học sinh đều được gói gọn trong khuân viên trường. Các cổng trường khi xây dựng cũng được tính toán kỹ để hàng rong không thể đưa vào trường được.
 
Trần Thị Hà Linh - Đan Phượng
Cũng tại một số vùng ở nông thôn trên địa bàn Hà Nội, xung quanh các trường mẫu giáo, tiểu học có khá nhiều các shop cháo “lưu động” được bày bán trong những xô nhựa. Vậy ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên:
Về vấn đề này, đây là việc do người lớn, cá nhân tôi khuyến cáo, các bậc phụ huynh khi mua cho con phải có sự lựa chọn kỹ càng. Cơ quan quản lý phải cấp phép, có sự kiểm soát và chúng tôi sẽ tăng cường công tác khuyến cáo cho phụ huynh học sinh lựa chọn địa điểm mua.
Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học” - Ảnh 6

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội
Phùng Quang Huy - Hai Bà Trưng. Email: quanghuy2103@gmail.com
Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học, ai là người chịu  trách nhiệm? hình thức xử lý việc này ra sao?
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên:
Nếu có ngộ độc xảy ra, phải nhờ các cơ quan chuyên môn xác định, kiểm tra chính xác, sau đó mới có việc kết luận đúng hay sai để quy trách nhiệm. Đối với một trường học thì người chịu trách nhiệm quản lý cao nhất là hiệu trưởng.

Ông Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch Hội đồng tư vấn  Công ty cổ phần Hương Việt Sinh

Trên phương diện quản lý nhà nước, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất khi xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, với tư cách, xét về cả vấn đề lương tâm trách nhiệm DN cung ứng vẫn là đơn vị chịu trách nhiệm lớn nhất bởi công việc này chuyên môn hóa cho DN còn nhà trường có rất nhiều công việc phải bao quát.

Bên cạnh nguồn gốc thực phẩm, quá trình chế biến cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn. Chúng tôi đã trải qua quá trình kiểm soát chặt chẽ, ngay từ vật dụng nấu nướng cũng cần được làm vệ sinh đầy đủ.

Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân:

Nếu xảy ra thì hiệu trưởng chịu trách nhiệm đầu tiên. Sau đó cần phối hợp với cơ quan chức năng nhằm xác định rõ nguyên nhân.
Đoàn Thu Phương - Giảng Võ, HN. Email: doanphuong@gmail.com
Cũng tại một số vùng ở nông thôn trên địa bàn Hà Nội, xung quanh các trường mẫu giáo, tiểu học có khá nhiều các shop cháo “lưu động” được bày bán trong những xô nhựa không đảm bảo chất lượng. Vậy ông có ý kiến gì về vấn đề này? 
Bà Hoàng Minh Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm:
Chúng tôi đã khuyến cáo các trường không sử dụng cháo hay thực phẩm ở các cơ sở bán hàng rong.  Với phụ huynh thì nên sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm ở các cơ ở bán hàng bên ngoài công trường. Ngay qua cảm quan ngoài, phụ huynhkhông nên lựa chọn thực phẩm ở những nơi không đảm bảo ATTP, gần cống rãnh, không được che đậy an toàn, đựng sản phẩm trong những dụng cụ không đảm bảo ATTP như xô nhựa, thùng xốp không sạch sẽ…
 
Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học” - Ảnh 7

Toàn cảnh buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến.
Lại Thúy Hằng - Tây Hồ, HN. Email: laihang@gmail.com
Chi cục ATTP đã lên kế hoạch để tăng cường đảm bảo ATTP BATT trường học trong thời gian tới như thế nào?
Bà Hoàng Minh Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm:
Để đảm bảo ATTP tại các cơ sở GD trên địa bàn HN, Chi cục ATTP cũng đã có KH tăng cường đảm bảo ATTP tại bếp ăn tập thể trường học. Trong đó sẽ tăng cường công tác quản lý bếp ăn tập thể tại các trường; Tăng cường tập huấn kiến thức ATTP cho các đối tượng trực tiếp tham gia chế biến tại cácbếp ăn tập thể trường học; Tăng cường công tác kiểm tra ATTP tại các bếp ăn tập thể trường học, chấn chỉnh chỉnh thời thiếu sót; Phối hợp chặt chẽ giữa trường học với y tế trên địa bàn để khẩn trương ứng phó khi có trường hợp ngộ độc TP xảy ra.
 
Lưu Thu Giang - Quốc Oai - Hà Nội. Email: gianglan@gmail.com
Có thông tin rằng với suất ăn trưa cho học sinh theo quy định chung của TP ở mức giá trần là 20.000, bài toán cân bằng giữa lợi nhuận DN cung ứng thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng cho các em có quá khó khăn? Ở phía DN có đề xuất gì không?
Ông Nguyễn Mạnh Hải, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cty Hương Việt Sinh:
Sau vấn đề ATTP, đây thực sự là vấn đề đau đầu nhất của DN chúng tôi. Theo tôi được biết, rất nhiều đơn vị cung ứng như chúng tôi trên địa bàn TP chấp nhận hòa, thậm chí lỗ trong lợi nhuận, nhất là khi cung ứng cho các trường học có số lượng học sinh thấp.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng có dự định riêng, rằng hy vọng với chất lượng phục vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của các học sinh, HVS có thể từng bước xât dựng thương hiệu, dần dần cân bằng bài toán lợi nhuận.  Chúng tôi từng gặp các trường hợp các trường có số lượng học sinh quá thấp đến liên hệ hợp đồng cung ứng. Theo đó, có những trường với số lượng học sinh lớn sẽ bù lại mức lợi nhuận cho các trường có lượng học sinh thấp.

Mức 20.000 theo chúng tôi là quá thấp, khó phục vụ. Ở vai trò DN, chúng tôi rất mong mức trần suất ăn này được nâng lên.

Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân:

Kiểm soát suất ăn 20.000/suất với mức như thế có đảm bảo cho học sinh:

Giá tiền cho mỗi suất ăn của học sinh hàng năm đều được nhà trường thống nhất cụ thể đối với phụ huynh. Hiện tại suất ăn của trường tiểu học Nghĩa Tân đang ở mức 25.000/suất.

Các suất ăn với số tiền này được nhà trường tính toán kỹ theo giá cả thị trường c
Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học” - Ảnh 8
TAG:
Giao lưu - tọa đàm trực tuyến: “An toàn thực phẩm trong trường học” - Ảnh 9