Hà Nội mưa trắng trời ngày cuối tháng 7/2023-tháng nóng nhất trong 12 vạn năm qua

Khang Nhi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đầu giờ chiều 31/7, một số khu vực nội thành Hà Nội mưa to xối xả kèm sấm sét, gió giật mạnh.

Trước đó, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã đưa ra cảnh báo, qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy mây đối lưu đang gây mưa trên khu vực quận Long Biên.

Mưa to ảnh hưởng giao thông tại một số tuyến đường. Ảnh:  Đỗ Thanh Bình
Mưa to ảnh hưởng giao thông tại một số tuyến đường. Ảnh:  Đỗ Thanh Bình

Ngoài ra vùng mây dông đang hoạt động trên khu vực huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Chương Mỹ có xu hướng mở rộng về phía các quận nội thành Hà Nội.

Hà Nội mưa trắng trời ngày cuối tháng 7/2023-tháng nóng nhất trong 12 vạn năm qua - Ảnh 1
Mưa xối xả kèm gió giật mạnh trên đường Nguyễn Văn Lộc. Ảnh: Mèo
Bầu trời đen kịt ngay đầu giờ chiều 31/7. Ảnh: Nguyễn Mỹ Linh/CCHN
Bầu trời đen kịt ngay đầu giờ chiều 31/7. Ảnh: Nguyễn Mỹ Linh/CCHN
Hà Nội mưa trắng trời ngày cuối tháng 7/2023-tháng nóng nhất trong 12 vạn năm qua - Ảnh 2

Trong khoảng từ nay đến 3 giờ tới, những vùng mây đối lưu này sẽ gây ra mưa rào và dông cho khu vực các quận Long Biên, sau đó là các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy và các quận/huyện khác thuộc thành phố Hà Nội.

Mưa trắng trời đầu giờ chiều 31/7. Ảnh: FB CCHN
Mưa trắng trời đầu giờ chiều 31/7. Ảnh: FB CCHN

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Lúc 14 giờ 30 phút, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đưa ra cảnh báo ngập lụt tại một số khu vực.
Lúc 14 giờ 30 phút, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đưa ra cảnh báo ngập lụt tại một số khu vực.
Hà Nội mưa trắng trời ngày cuối tháng 7/2023-tháng nóng nhất trong 12 vạn năm qua - Ảnh 3
Mưa to khiến giao thông tại một số khu vực bị ảnh hưởng. Ảnh: HN24
Mưa to khiến giao thông tại một số khu vực bị ảnh hưởng. Ảnh: HN24
Phố Triều Khúc. Ảnh: Linh Su
Phố Triều Khúc. Ảnh: Linh Su
Đường Đình Thôn, khu vực Mỹ Đình. Ảnh: M.Lan
Đường Đình Thôn, khu vực Mỹ Đình. Ảnh: M.Lan
Ảnh: Nguyễn Mỹ Linh/CCHN
Ảnh: Nguyễn Mỹ Linh/CCHN
 

Tháng 7 năm 2023 nóng nhất trong 12 vạn năm qua

Tháng 7 năm 2023 ghi dấu kỷ lục nóng nhất của hành tinh cho đến nay, nóng nhất trong khoảng 120.000 năm qua.

Khi những vùng đất rộng lớn của ba lục địa bị thiêu đốt dưới nhiệt độ kỷ lục và các đại dương nóng lên đến mức chưa từng thấy, các nhà khoa học từ hai cơ quan khí hậu toàn cầu cho biết, tháng 7/2023 là tháng nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh cho đến nay.

Nền nhiệt trong tháng 7 khắc nghiệt đến mức “hầu như chắc chắn” tháng này sẽ phá vỡ các kỷ lục “với một biên độ đáng kể” - Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết trong một báo cáo hôm 27/7.

Theo báo cáo, thế giới vừa trải qua ba tuần nóng nhất từng được ghi nhận - và gần như chắc chắn là trong khoảng 120.000 năm qua.

Nhiệt độ trong 23 ngày đầu tiên của tháng 7 trung bình là 16,95 độ C, cao hơn nhiều so với kỷ lục trước đó là 16,63 độ C được thiết lập vào tháng 7/2019.

Dữ liệu được sử dụng để theo dõi các bản ghi này có từ năm 1940, nhưng theo nhiều nhà khoa học - bao gồm cả các chuyên gia ở Copernicus - gần như chắc chắn đây là nền nhiệt nóng nhất mà hành tinh từng thấy trong 120.000 năm qua, dựa trên những gì biết được từ hàng thiên niên kỷ dữ liệu khí hậu được trích xuất từ vòng cây, rạn san hô và lõi trầm tích biển sâu. Đây là nhiệt độ nóng nhất trong lịch sử loài người. Tất cả tạo nên một mùa hè nóng nực ở Bắc bán cầu - có khả năng là một mùa hè chưa từng có.

Khi nhiệt độ tăng lên trên 50 độ C ở các vùng của Mỹ đã dẫn đến các ca tử vong do sốc nhiệt.

Địa Trung Hải, hơn 40 người đã thiệt mạng khi cháy rừng hoành hành khắp khu vực do nhiệt độ tăng cao.

Tại châu Á, những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài đang cướp đi sinh mạng và đe dọa an ninh lương thực.

Biến đổi khí hậu do con người gây ra là nguyên nhân chính gây ra sức nóng bất thường này. Nhiệt độ không khí toàn cầu tỉ lệ thuận với nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, biến đổi khí hậu đóng một vai trò “hoàn toàn áp đảo” trong các đợt nắng nóng ở Mỹ, Trung Quốc và Nam Âu vào mùa hè này.