Lý giải của "Nhà rùa học" về hiện tượng cụ Rùa nổi lên 3 lần trong năm mới

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Hà Đình Đức, “Nhà rùa học” - người từng có nhiều năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, Chủ nhiệm Dự án “Phục hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm - Nghiên cứu khả thi” để lý giải hiện tượng này.

KTĐT - Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Hà Đình Đức, “Nhà rùa học” - người từng có nhiều năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, Chủ nhiệm Dự án “Phục hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm - Nghiên cứu khả thi” để lý giải hiện tượng này.

Cụ Rùa liên tục nổi trong những ngày vừa qua là bình thường, không phải do tác động của môi trường ô nhiễm hay vấn đề thời tiết” - “Giáo sư Rùa” Hà Đình Đức khẳng định như vậy trước nhiều ý kiến băn khoăn về việc cụ rùa liên tục nổi mấy ngày qua.

Những ngày đầu năm mới 2010 vừa qua, cụ Rùa hồ Gươm nổi lên nhiều lần liên tiếp, mang lại những giây phút thú vị cho hàng ngàn du khách tham dự lễ hội phố hoa tại Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều người cũng tỏ ra lo lắng trước sự “hiện diện” liên tục này của cụ.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Hà Đình Đức, “Nhà rùa học” - người từng có nhiều năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, Chủ nhiệm Dự án “Phục hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm - Nghiên cứu khả thi” để lý giải hiện tượng này.

Những ngày đầu năm mới 2010 này, cụ Rùa hồ Gươm liên tục nổi lên. Cảm nhận của PGS về hiện tượng này như thế nào?

Đây đơn giản chỉ là một hiện tượng tự nhiên về sinh thái học hoàn toàn bình thường.

Nhưng người dân nhận xét rằng những lần cụ Rùa nổi lên thường gắn với một sự kiện văn hóa, lịch sử nào đó?

Đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng rất khó lý giải. Song không phải tất cả các lần cụ nổi đều liên quan đến các sự kiện trọng đại. Tôi theo dõi những lần nổi lên của cụ từ năm 1991, đặc biệt là từ năm 2006, với sự hỗ trợ của BQL khu vực hồ Hoàn Kiếm, hầu hết các lần cụ nổi tôi đều ghi chép rất chi tiết.

Năm cụ nổi nhiều nhất trong ghi chép của tôi là năm 2007, cụ nổi 71 lần. Cũng là tháng đầu tiên của năm mới, tháng 1/2006 và tháng 1/2007 cụ nổi tới 13 lần cơ mà. Cho nên việc cụ nổi nhiều trong mấy ngày vừa qua cũng là điều bình thường.

Nhiều người đặt vấn đề môi trường nước hồ Gươm bị ô nhiễm, cụ Rùa phải nổi lên để thở. Thậm chí có người còn cho rằng thời tiết bất thường khiến cụ nổi lên. PGS nghĩ sao về những ý kiến trên?

Thời tiết không ảnh hưởng gì tới việc cụ phải nổi lên, vì loài rùa có sức chịu đựng rất tốt. Còn nói cụ nổi lên để thở là không có căn cứ. Một nghiên cứu của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Campuchia về một loài rùa tương tự giống rùa ở hồ Gươm cho thấy rằng, 95% thời gian chúng sống dưới lớp cát dài, không cần phải thở trực tiếp trong không khí.

Về môi trường nước hồ Gươm thì sao, thưa PGS?

Đợt nạo vét thí điểm bùn hồ Gươm cuối tháng 11/2009 vừa rồi là một phần trong dự án “Phục hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm - Nghiên cứu khả thi”. Theo những báo cáo sơ bộ mà tôi nhận được thì đợt nạo vét thí điểm này đã cho kết quả tương đối tốt. Môi trường hồ Gươm đã được cải thiện rất nhiều mà không ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật dưới lòng hồ.

Sau khi nạo vét bùn, theo PGS, chúng ta nên có những biện pháp nào khác để giữ gìn môi trường hồ Gươm?

Tôi vừa kiến nghị trong giai đoạn tiếp theo cần xây dựng một Dự án mới có thể đặt tên: “Phụ hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội - Ứng dụng công nghệ hút ép và tách bùn của CHLB Đức. Trên cơ sở bộ khung các cơ quan khoa học và cán bộ khoa học đã thực hiện giai đoạn nghiên cứu khả thi và cơ quan quản lý phối hợp để thực hiện.

Bên cạnh đó, tôi cũng kiến nghị xây dựng một Mini Labo trang bị các máy móc tối thiểu đo đạc các thông số về Môi tr­ường cho hồ Hoàn Kiếm; đặt một bảng tin điện tử tự động thông báo một số thông tin về Môi tr­ường của hồ Hoàn Kiếm nh­ư: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, l­ượng m­ưa, nồng độ o-xy, pH, NH4 ... trong hồ; đặt một cột Thủy chí để theo dõi mực n­ước hồ...

Xin cảm ơn PGS về cuộc trao đổi này!

Cụ rùa nổi lần thứ 3 trong năm mới 2010

Khoảng 7h tối qua (4/1), hàng trăm người dân lại tụ tập quanh hồ Gươm mạn sát nhà hàng Thủy Tạ để xem cụ Rùa nổi.

Trong khoảng thời gian hơn 1 tiếng, cụ bơi sát bờ quanh khu vực cuối đường Đinh Tiên Hoàng về nhà hàng Thủy Tạ và ngược lại. Cụ rất ít khi ngóc đầu lên khỏi mặt nước mà chủ yếu nổi lên phần mai, sau khi “bơi đi bơi lại” từ khoảng 7h đến hơn 8h  thì cụ “lặn” xuống.

Thực tế, sự kiện cụ Rùa nổi vào những dịp lễ lớn của đất nước không còn quá lạ với nhiều người sống tại Hà Nội, nhưng cụ rùa nổi liên tục trong khoảng thời gian rất gần nhau cũng là điều khiến không ít người băn khoăn.

“Liệu có gì làm động đến cụ hay do nước hồ bị ô nhiễm? Tôi nhìn thấy đầu của cụ bạc trắng và mỗi khi cụ bơi sát bờ thì cảm giác hình như cụ rất mệt mỏi, tôi lo ngại đến tình hình sức khỏe của cụ…”, bác Thành, một người dân ở quận Hoàn Kiếm, lo lắng.