MHB sáp nhập vào BIDV, giá trị cổ phiếu đã được xác định

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 17/4 tới đây, Ngân hàng TMCP Đồng bằng song Cửu long (MHB) mới sáp nhập vào Ngân...

Kinhtedothi - Ngày 17/4 tới đây, Ngân hàng TMCP Đồng bằng song Cửu long (MHB) mới sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV), nhưng giá trị cổ phiếu của MHB đã được xác định hoán đổi ngang bằng với giá trị cổ phiếu của BIDV.

Tính đến thời điểm trước khi sáp nhập, vốn điều lệ của MHB chỉ có 3.400 tỷ đồng, trong khi đó vốn điều lệ của BIDV là 28.112 tỷ đồng, gấp hơn 8,2 lần của MHB.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 14/4, mỗi cổ phiếu BIDV có giá 19.000 đồng, MHB được mua trên sàn OTC với giá 12.000 đồng.
Trong hoạt động tín dụng, hai NH này có mức chênh lệch khá lớn. Đối với BIDV có tổng dư nợ tín dụng đến cuối 2014 đạt 445.693 tỷ đồng. Nguồn vốn của NH này tập trung cho đầu tư lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô xe máy, với 58% tổng dư nợ. Cho vay nông, lâm nghiệp và thủy sản mới chiếm 5,4%. 
Đối với MHB đến cuối 2014 có tổng dư nợ 30.605 tỷ đồng. Nguồn vốn của MHB cho vay chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn đến gần 70% tổng dư nợ.

Sau sáp nhập vốn điều lệ của ngân hàng nâng lên quy mô 31.511 tỷ đồng. Tổng tài sản của ngân hàng cũng sẽ tăng lên đạt hơn 695.000 tỷ đồng. Trong đó, tài sản của MHB là 45.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 15% tổng tài sản NH sau sáp nhập.

Đặc biệt, với mọi chỉ số của 2 NH đều chênh lệch khá lớn, song cổ phiếu của MHB khi sáp nhập được xác định hoán đổi ngang giá với cổ phiếu của BIDV. Hiện tại 2 NH này đều do Nhà nước nắm giữ 90% vốn chủ sở hữu, do đó việc sáp nhập chỉ là sự dịch chuyển vốn trong khu vực quốc doanh. Do đó, việc xác định giá trị cổ phiếu của MHB ngang giá với BIDV là bảo vệ lợi ích cao nhất của các cổ đông.