Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu

Kinhtedothi - Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng tại Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, cơ quan y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 12/4/2025, bệnh nhân N.T.Q.N (28 tuổi, ngụ huyện Châu Đức) khởi phát triệu chứng sốt và mệt mỏi. Hai ngày sau, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) trong tình trạng sốt 38,5 độ C. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với virus Dengue gây sốt xuất huyết, thiếu vitamin C và có dấu hiệu chảy máu mũi.

Do diễn tiến nặng, bệnh nhân nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán tình trạng sốt xuất huyết nặng, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu, biến chứng sốc nhiễm trùng và suy đa tạng. Dù được tích cực cứu chữa, bệnh nhân không qua khỏi.

Ngay sau đó, ngành y tế đã xử lý ổ dịch tại khu vực bệnh nhân sinh sống, phun hóa chất diệt muỗi trong phạm vi 200 mét và giám sát các trường hợp có triệu chứng sốt chưa rõ nguyên nhân. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 488 ca sốt xuất huyết - tăng 217 ca so với cùng kỳ năm trước và chưa có dấu hiệu giảm.

Trong khi đó, CDC Đồng Nai cho biết, từ ngày 11 đến ngày 17/4/2025, toàn tỉnh ghi nhận 97 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gần 30% so với tuần trước và tăng gấp gần 3 lần so với tuần cùng kỳ năm 2024).

CDC Đồng Nai khuyến cáo, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp do thời tiết thay đổi thất thường so với mọi năm. Trong khi đó, người dân vẫn còn chủ quan trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết nên nguy cơ bùng phát dịch tại các địa phương là rất lớn. 

Chủ động phòng, chống dịch bệnh

Từ đầu tháng 4/2025 đến nay, nhiều địa phương ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh. Các bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều ca nặng, khiến chi phí điều trị tăng cao. Bộ Y tế cảnh báo số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng tại nhiều quốc gia. Trong nước, mùa dịch thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, do đó các địa phương cần sớm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua muỗi vằn Aedes aegypti. Muỗi đốt người nhiễm bệnh rồi truyền virus sang người lành. Bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, có thể gây biến chứng nguy hiểm như giảm tiểu cầu, cô đặc máu, sốc mất máu, tràn dịch màng phổi, xuất huyết não, suy gan, suy thận và suy đa tạng.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Trong giai đoạn hạ sốt (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7), bệnh nhân có thể trở nặng với các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu chân răng), mệt mỏi, li bì… Người từng mắc bệnh vẫn có thể tái nhiễm, và lần sau thường nặng hơn lần đầu.

Hiện nay, Việt Nam đã có vaccine phòng sốt xuất huyết, bảo vệ người tiêm khỏi cả 4 type huyết thanh virus Dengue. Vaccine được tiêm cho người từ 4 tuổi trở lên, gồm 2 mũi cách nhau 3 tháng, không cần xét nghiệm trước khi tiêm. Phụ nữ dự định mang thai nên hoàn thành tiêm ít nhất 1 tháng trước khi có thai.

Tiêm vaccine giúp giảm hơn 80% nguy cơ mắc bệnh và tới 90% nguy cơ phải nhập viện, góp phần tiết kiệm chi phí điều trị đáng kể. Bên cạnh việc tiêm phòng, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như diệt lăng quăng, diệt muỗi, dọn dẹp môi trường sống, loại bỏ nơi chứa nước đọng để hạn chế sự sinh sôi của muỗi truyền bệnh.

Đồng Nai: 2 dự án trọng điểm quốc gia thi công xuyên lễ

Đồng Nai: 2 dự án trọng điểm quốc gia thi công xuyên lễ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất bổ sung xử phạt nghiêm hành vi buôn bán thuốc giả

Đề xuất bổ sung xử phạt nghiêm hành vi buôn bán thuốc giả

21 Apr, 04:58 PM

Kinhtedothi - Hiện Bộ Y tế đang đề xuất sửa đổi Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó, bổ sung quy định xử phạt nghiêm khắc các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ hoặc bán thuốc online của các tổ chức, cá nhân không được cấp phép.

Trẻ “trót” uống phải sữa giả, có cần thiết phải đi xét nghiệm?

Trẻ “trót” uống phải sữa giả, có cần thiết phải đi xét nghiệm?

21 Apr, 08:49 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, vụ gần 600 loại sữa giả mới bị lực lượng Công an thu giữ vẫn luôn là đề tài “hot”, gây sự chú ý của cộng đồng mạng xã hội. Nhiều phụ huynh không khỏi hoang mang, lo lắng khi phát hiện nuôi con bằng sữa giả, trót đặt niềm tin vào các sản phẩm không được kiểm chứng.

Phòng chống đột quỵ: từ lý thuyết đến hành động

Phòng chống đột quỵ: từ lý thuyết đến hành động

20 Apr, 03:30 PM

Kinhtedothi – Là chủ đề hội thảo do Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng tổ chức. Đột quỵ không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội, thậm chí vận động viên thể thao cũng bất ngờ gục ngã vì đột quỵ khi chưa kịp nhận biết triệu chứng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ