Thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh dược online
Kinhtedothi - Ngày 21/4, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có Công văn số 1136 /QLD-KD gửi Sở Y tế các tỉnh, TP về việc tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược.
Theo đó, thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về hiện tượng mua bán thuốc bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc phải kiểm soát đặc biệt trên các trang mạng xã hội.
Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi các đơn vị, tổ chức bán hàng theo phương thức thương mại điện tử như Meta Platforms Inc, Công ty TNHH Shopee... đề nghị có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn các hành vi này.

Một số loại thuốc tân dược giả. Ảnh: CATH
Để tăng cường quản lý kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cung ứng đủ thuốc đạt chất lượng cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị tăng cường thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn. Các cơ sở duy trì thực hiện đúng quy định chuyên môn; đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định trong kinh doanh dược.
Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn nhằm phát hiện và ngăn chặn việc kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (mua bán trực tuyến hiện nay).
Việc mua, bán thuốc kê đơn, thuốc phải kiểm soát đặc biệt không đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).
Cùng với đó, đơn vị tăng cường thông tin, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh dược các quy định về lĩnh vực dược; tuyên truyền, cung cấp thông tin đến người dân chỉ mua thuốc của các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp, thuốc có đầy đủ thông tin, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ; tránh mua thuốc theo các thông tin không chính xác trên trang mạng xã hội.
Trước đó, Cục Quản lý dược có Công văn số 113/QLD-CL gửi các sở y tế thông báo 21 loại thuốc giả trong vụ án do Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion. Các sản phẩm còn lại không trùng khớp với bất kỳ loại thuốc nào nằm trong danh mục đã được Bộ Y tế cấp giấy phép đăng ký lưu hành.
Căn cứ các quy định của luật Dược, Cục Quản lý dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành và y tế các ngành khẩn trương thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thuốc không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng các sản phẩm giả.

Cử tri kiến nghị có chế tài mạnh xử lý người tham gia quảng cáo sữa giả, thuốc giả
Kinhtedothi - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khóa XV (Đơn vị bầu cử số 3) đã tổ chức tiếp xúc cử tri các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý sản phẩm sữa, thuốc giả, thực phẩm giả
Nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là sữa, thuốc giả, thực phẩm giả, ngày 18/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Nguyễn Hồng Diên đã có công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Danh sách các loại thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Kinhtedothi - Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại bị làm giả các thuốc đã được cấp phép lưu hành gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.