70 năm giải phóng Thủ đô

Thái tử Đan Mạch in tranh Đông Hồ, xem múa rối nước

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Vị Thái tử quan sát tỉ mỉ và thậm chí được nghệ nhân tranh hướng dẫn thử in tranh, thích thú khi được trải nghiệm một trong những nét văn hóa đặc sắc đậm chất Việt Nam.

Trong chuyến thăm Việt Nam (1-2/11) người kế vị ngai vàng vương quốc cổ nhất châu Âu đã có dịp ghé thăm Nhà hát múa rối Thăng Long, trải nghiệm nghệ thuật làm tranh Đông Hồ của Việt Nam. 

Vị thái tử 54 tuổi được giới thiệu về lịch sử và ý nghĩa tranh Đông Hồ của Việt Nam, chiêm ngưỡng những bức tranh tiêu biểu như Chăn trâu thổi sáo, Đàn gà mẹ con, Đám cưới chuột, Hội làng, Lợn đàn…
Vị thái tử 54 tuổi được giới thiệu về lịch sử và ý nghĩa tranh Đông Hồ của Việt Nam, chiêm ngưỡng những bức tranh tiêu biểu như Chăn trâu thổi sáo, Đàn gà mẹ con, Đám cưới chuột, Hội làng, Lợn đàn…

Chiều 1/11, Thái tử Đan Mạch Frederik đã ghé thăm Nhà hát Múa rối Thăng Long. 

Ông được chia sẻ về nội dung, lịch sử, cũng như nguyên vật liệu để làm giấy dó hay màu vẽ đặc biệt của tranh Đông Hồ và được nghệ nhân hướng dẫn trực tiếp thực hiện bức tranh Đàn gà mẹ con.
Ông được chia sẻ về nội dung, lịch sử, cũng như nguyên vật liệu để làm giấy dó hay màu vẽ đặc biệt của tranh Đông Hồ và được nghệ nhân hướng dẫn trực tiếp thực hiện bức tranh Đàn gà mẹ con.

Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt.

Thái tử Đan Mạch thích thú trước trải nghiệm này.
Thái tử Đan Mạch thích thú trước trải nghiệm này.

Ông cũng được giới thiệu về nội dung cũng như nguyên vật liệu để làm giấy dó hay màu vẽ đặc biệt của tranh Đông Hồ và trực tiếp trải nghiệm in tranh.  

Thái tử Đan Mạch cùng bức tranh tự tay thực hiện. 
Thái tử Đan Mạch cùng bức tranh tự tay thực hiện. 

Ngay sau đó, Thái tử Đan Mạch có cơ hội thưởng thức màn múa rối nước tại Nhà hát múa rối Thăng Long. Theo đại diện Nhà hát, các tiết mục xuất hiện trong lần biểu diễn này có Câu ếch, Tễu giáo trò, Múa phượng, Múa tiên, Bà lão chăn vịt... thể hiện không gian văn hóa xưa, cũng như phản ánh sinh động truyền thống lao động, đời sống bình dị của người dân Việt Nam.  

Thái tử Đan Mạch được trải nghiệm nghệ thuật múa rối nước với các tiết mục đặc trưng như Câu ếch, Tễu giáo trò, Múa phượng, Múa tiên, Bà lão chăn vịt...
Thái tử Đan Mạch được trải nghiệm nghệ thuật múa rối nước với các tiết mục đặc trưng như Câu ếch, Tễu giáo trò, Múa phượng, Múa tiên, Bà lão chăn vịt...

Hoàng gia Đan Mạch có quan hệ lịch sử lâu đời với Việt Nam. Cha của Thái tử kế vị Frederik (cố Hoàng thân Henrik) đã có những năm đầu đời sinh sống tại Hà Nội vào những năm 1930, sau này lại học cấp III tại đây. Ông nội của Thái tử là một doanh nhân Pháp sang Việt Nam lập nghiệp.

Thái tử cũng đã từng tới Việt Nam nhiều lần. Năm 2009, bố của Thái tử cùng với Nữ hoàng, Thái tử kế vị và Công nương đã tới thăm Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước. Ông quay trở lại thăm Việt Nam vào năm 2011 khi hai nước kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.