Tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng lao động nữ

Trần Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 6/12, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU) phối hợp tổ chức Hội nghị khu vực Châu Á- Thái Bình Dương Lao động nữ và vai trò của công đoàn.

Hội nghị là một trong những diễn đàn có quy mô lớn nhất về vấn đề lao động nữ và vai trò của công đoàn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động ngày càng lớn, chiếm 44,7% tổng số lao động trong khu vực có quan hệ lao động. Địa vị của người phụ nữ ngày càng được khẳng định trong xã hội. Chính sách về lao động nữ ngày càng hoàn thiện, trong đó phải kể đến Luật Bình đẳng giới đã được được Quốc hội thông qua từ năm 2006, Bộ Luật lao đọng có một chương trình về lao động nữ. Trên thế giới, Việt Nam cũng xếp thứ 18 về số nữ đại biểu quốc hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, Phó chủ tịch nước đều là nữ.
Phát biểu tại hội nghị, 
 Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường phát biểu tại hội nghị.
cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tham gia hiệu quả trong việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật liên quan đến người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Các cấp công đoàn đã dành nhiều sự quan tâm về hoạt động nữ công, công tác cán bộ nữ và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, đó là lao động nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi về tiền lương, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo, thăng tiến và việc làm bền vững.
Theo bà AndaAnastasaki, Trưởng ban điều phối – Trụ sở Liên hiệp công đoàn Liên hợp quốc, những vấn đề về lao động nữ đang tồn tại ở Việt Nam cũng hiện hữu ở nhiều quốc gia với các mức độ khác nhau. Đây là một vấn đề nóng, mang tính thời sự cần những người lao động nữ phải dũng cảm đưa ra và thảo luận hàng ngày. Liên hiệp công đoàn liên hợp quốc đã có cuộc thảo luận với Tổng LĐLĐ Việt Nam về các vấn đề lao động nữ gặp phải. “Cần ưu tiên ở giai đoạn này tại Việt Nam, đó là phải quan tâm đến lao động nữ các ngành nghề như dệt may, da giầy và y tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng Tổng LĐLĐ Việt Nam để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ và tăng cường sức mạnh cho lao động nữ”, bà AndaAnastasaki nói.
 Quang cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu thuộc 13 tổ chức công đoàn của các quốc gia đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, thống nhất những thông điệp chung và chương trình hành động cụ thể để cùng thúc đẩy, nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích cho lao động nữ ở mỗi quốc gia ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất các sáng kiến để tổ chức công đoàn làm tốt hơn vai trò tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ, và có nhiều hoạt động hiệu quả hơn về công tác nữ công để chuẩn bị cho Đại hội Lao động nữ của Liên hiệp công đoàn Thế giới sẽ diễn ra tại Panama vào tháng 3/2018.