Kinhtedothi - Chiều 17/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, trong tuần qua (tuần 50) tại TP Hồ Chí Minh các bệnh truyền nhiễm như: sởi, sốt xuất huyết, tay chân miêng tiếp tục tăng so với những tuần gần đây.
Theo đó, trong tuần 50 (từ ngày 9/12 đến 15/12), trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 373 ca bệnh sởi, tăng 29% so với trung bình 4 tuần trước đó, nâng tổng số ca sởi tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 50 là 3.189 ca.
Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và TP Thủ Đức.
Trong tuần 50 (từ ngày 9/12 đến 15/12), trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 373 ca bệnh sởi, tăng 29% so với trung bình 4 tuần trước. Ảnh minh họa
Theo BS CKII Dư Tuấn Quy - Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh, sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bên cạnh đó, 1 ca sởi có thể lây cho 12 - 18 người với tốc độ và phạm vi lây lan mạnh hơn cúm và thủy đậu rất nhiều.
Bệnh cũng có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp giữa người bệnh với người lành hoặc giữa người lành mang trung và người khỏe mạnh, thậm chí có thể lây gián tiếp qua các tiếp xúc với đồ vật, vật dụng có chứa dịch tiết mang virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi miệng…
Những người bị mắc bệnh sởi sẽ gây sốt, phát ban. Đồng thời cũng có thể biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, màng não, tiêu chảy, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, thậm chí tử vong.
Cũng theo HCDC, trong tuần qua, TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 613 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 15,7% so với trung bình 4 tuần trước.
Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 50 là 14.865 ca.
Trong đó, các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao, bao gồm quận 1, TP Thủ Đức và quận 7.
Đối với bệnh tay chân miệng, trong tuần 50, TP cũng ghi nhận 191 trường hợp mắc bệnh, giảm 27,4% so với trung bình 4 tuần trước.
Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 50 là 16.367 ca.
Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè và quận 8.
Kinhtedothi - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tình hình bệnh sởi tại TP này trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.
Kinhtedothi - Ngày 22/11, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tuần 46, tổng số ca mắc sởi trên địa bàn là 211 ca, tăng 43,5% so trung bình 4 tuần trước. Trong đó, có 127 ca điều trị nội trú (tăng 26,1%) và 84 ca điều trị ngoại trú (tăng 81,6%).
Kinhtedothi - Theo Bộ Y tế, trong tuần, cả nước ghi nhận 4.122 ca nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước (4.519 ca) và ghi nhận 2 ca tử vong liên quan đến sởi, trong đó một ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và một ca trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Kinhtedothi - Ngày 18/4, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại quận Ba Đình nhân “Tháng hành động vì ATTP” năm 2025.
Kinhtedothi - Chiều 18/4, Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần, toàn TP ghi nhận 240 trường hợp mắc tay chân miệng tại 30 quận, huyện, thị xã, tăng 49 trường hợp so với tuần trước.
Kinhtedothi - Trước thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, sau Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lên tiếng, thì Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết, đã rà soát toàn bộ sản phẩm sữa đang được sử dụng tại đơn vị.