Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021"

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 15/12, Báo Kinh tế& Đô thị phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội và Cục Quản lý thị trường Hà Nội tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trên báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn.

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền Cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai theo Thông báo Kết luận 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị cũng như Căn cứ Kế hoạch số 80/KH-BCĐCVĐTP ngày 30/06/2020 của Ban chỉ đạo cuộc vận động TP về thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2020 trên địa bàn TP Hà Nội; văn bản số 5643/UBND-KT ngày 04/12/2020 của UBND TP Hà Nội về triển khai các hoạt động trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Báo Kinh tế& Đô thị phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội và Cục Quản lý thị trường Hà Nội tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trên báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn. 
 Phó Tổng Biên tập Nguyễn Anh Đức và các khách mời chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: Duy Khánh

Tham dự buổi Tọa đàm hôm nay có:

Ông Trần Việt Hùng - Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội 

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Trưởng ban đối ngoại Marketing - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) thuộc Tập đoàn BRG.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông

KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 2

    Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội

    Ông Trần Việt Hùng

  • Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 3

    Trưởng ban đối ngoại Marketing - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) thuộc Tập đoàn BRG.

    Bà Nguyễn Thị Thu Hiền

  • Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 4

    Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông

    Bà Nguyễn Thị Kim Dung

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Nguyễn Xuân Phương (Thành Công, Hà Nội) hỏi:
Với vai trò là DN phân phối uy tín, bà có kiến nghị gì với Sở Công Thương Hà Nội trong việc nâng cao hiệu quả chương trình đưa hàng Việt về nông thôn?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 5
Bà Nguyễn Thị Kim Dung trả lời:
Tiêu chí đưa hàng việt về nông thôn là 1 tiêu chí của công đoàn Saigon Co.op. Vì vậy, tất cả các siêu thị của Saigon Co.op đều thực hiện chương trình này.
Cụ thể, Saigon Co.op có mạng lưới nhân viên marketing khảo sát thực tế thị trường tại các quận, huyện. Sau đó, tiến hành kết nối với phòng Kinh tế các quận, huyện để lên phương án xây dựng điểm bán lưu động tại các phường, xã.
Ví dụ, gần đây Saigon Co.op triển khai điểm bán lưu động tại phường Đồng Mai, (quận Hà Đông) – đơn vị không xa trung tâm Thủ đô, song người tiêu dùng rất quan tâm, có nhu cầu cao và tiêu thụ rất tốt mặt hàng gạo chất lượng của Saigon Co.op với chất lượng tốt, giá thành hợp lý.
Saigon Co.op, luôn sẵn sàng nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung ứng cho người tiêu dùng khu vực ngoại thành không chỉ trong dịp trước Tết Nguyên đán mà tại nhiều thời điểm khác trong năm. Đặc biệt, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại những địa điểm chưa có hoặc ít siêu thị. 
Bạn đọc Trương Quỳnh Anh (Hà Đông, Hà Nội) hỏi:
Việc đưa hàng Việt về ngoại thành Hà Nội, DN có khó khăn gì? Đặc biệt về chính sách hỗ trợ của TP và trong tâm lý người tiêu dùng?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 6
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền trả lời:
Hapro là một trong số ít các doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn từ những ngày đầu thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hoạt động này không chỉ tạo ra sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và người dân khu vực nông thôn mà còn làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người tiêu dùng nông thôn. Thông qua chương trình này, các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu và tiếp cận được thị trường. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và sức mua của người dân khu vực nông thôn.
Sau hơn 10 năm triển khai, Hapro đã tổ chức được gần 1.300 chuyến hàng theo mô hình Chợ Tết, bán hành lưu động tại các huyện ngoại thành Hà Nội, các khu chế xuất, khu công nghiệp. Không chỉ đảm bảo chất lượng, mẫu mã mà còn chuẩn bị phong phú các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân mỗi dịp cao điểm như dịp Tết cổ truyền dân tộc này.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận định, về căn cơ, phải có biện pháp lâu dài để doanh nghiệp phát triển hệ thống bán lẻ tại thị trường nông thôn. Bộ Công Thương cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kênh phân phối tại những khu vực này, thay vì những chuyến hàng mang tính chất "giải cứu", "thời vụ" như hiện nay.
Bên cạnh đó, không phải nơi nào cũng được địa phương tạo điều kiện tốt để mở những phiên chợ. Nhiều nơi phải dựng tạm lều bạt để tổ chức. Khi chương trình kết thúc, người dân muốn mua thêm sản phẩm cũng không biết mua hàng ở đâu, kết nối với doanh nghiệp bằng cách nào.
HIện nay các chương trình bình ổn giá, đưa hàng Việt về nông thôn, doanh nghiệp phải tự thực hiện mà không nhận được hỗ trợ chi phí của TP như trước đây nữa. Do đó, những doanh nghiệp nhỏ sẽ khó thực hiện. Những hoạt động này hầu như không có lãi. 


Bạn đọc Trần Tiểu Vy (Long Biên, Hà Nội) hỏi:
Trước thực trạng nhiều mặt hàng nguồn gốc trôi nổi, kém chất lượng trà trộn trên thị trường như hiện nay, hệ thống phân phối của đơn vị đã có giải pháp nào để kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào hàng hóa trước khi đưa vào siêu thị?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 7
Bà Nguyễn Thị Kim Dung trả lời:
Đối với kinh doanh thực phẩm tại hệ thống siêu thị của Saigon Co.op, ngoài việc tuân thủ các quy đinh chung của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Saigon Co.op thực hiện quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ. Cụ thể, sản phẩm muốn vào hệ thống siêu thị của Saigon Co.op, phải qua 3 phòng: Phòng tiếp nhận  hồ sơ, phòng kinh doanh và phòng quản ký chất lượng. Quy trình quản lý này được thực hiện với tất cả các đối tác ký hợp đồng với Saigon Co.op.
Tiếp đó, từng bộ phận hàng hóa riêng lẻ lại có bộ phận kiểm soát chất lượng 1 lần nữa trước khi đưa vào chính thức phân phối tại siêu thị. Như vậy, có thể khẳng định việc kiểm soát chất lượng hàng hóa vào hệ thống siêu thị luôn được Saigon Co.op thực hiện theo 1 quy trình chặt chẽ, bài bản và chuyên nghiệp.
Bạn đọc Phạm Bích Đào (Quận Ba Đình) hỏi:

Trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, sức mua tăng mạnh đây cũng là cơ hội để hàng giả, hàng nhái có “đất” tiêu thụ, vậy nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, Cục Quản lý thị trường Hà Nội có kế hoạch kiểm tra, ngăn chặn như thế nào?

Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 8
Ông Trần Việt Hùng trả lời:
Cũng như mọi năm, cứ vào dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, là thời điểm nhu cầu mua săm, tiêu dùng của người dân tăng cao. Lợi dụng vào dịp này các đối tượng đã sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hang kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền SHTT để trà trộn, đưa ra lưu thông trên thị trường, tập trung ở các nhóm sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu của người dân như quần áo, giày dép, thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo, bột ngọt, các mặt hàng điện tử, điện lạnh….
Căn cứ Kế hoạch số 17/KH-TCQLTT ngày 24/11/2020 của Tổng cục QLTT về cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản gồm:
+ Kế hoạch số 18/KH-QLTTHN ngày 16/11/2020 về triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm các tháng cuối năm, Tết Dương lịch 2021; trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, đảm bảo hiệu quả mục đích, yêu cầu đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ và các văn bản khác có liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm hoạt động xúc tiến thương mại các tháng cuối năm 2020.
Ngoài ra, nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm trong các hoạt động Tết, lễ hội, Cục QLTT TP. Hà Nội giao các Đội Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, cụ thể tại các chương trình hội chợ, khuyến mại, các chương trình đẩy mạnh ủng hộ “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức tại địa phương. Tại đây, ngăn chặn các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chào bán hàng hóa, sản phẩm là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Cùng với đó, tuyên truyền, hướng dẫn người dân, người tiêu dùng có ý thức, nói không với hàng hóa không rõ nguồn gốc; hướng dẫn người dân phân biệt hàng thật - hàng giả, tự bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Bạn đọc Tống Mỹ Linh (Minh Khai, Hà Nội) hỏi:
Xin ông/bà cho biết thông tin về công tác kiểm soát hàng đưa vào siêu thị từ chất lượng, mẫu mã?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 9
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền trả lời:
Công tác kiểm soát đưa hàng hóa vào siêu thị từ chất lượng, mẫu mã: Không riêng gì vào những giai đoạn cao điểm mua sắm như Tết Nguyên đán, với bộ tiêu chí đánh giá các nhà cung cấp và quy trình đưa hàng vào hệ thống chuỗi siêu thị BRGMart và cửa hàng Haprofood/BRGMart được kiểm duyệt kỹ lưỡng, cam kết thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhất là các mặt hàng tươi sống. Người tiêu dùng sẽ hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa khi mua sắm tại 53 điểm mua sắm thuộc BRGMart. Đối với chúng tôi, sự cẩn trọng không bao giờ là thừa.
 Bà Nguyễn Thị Thu Hiền tham gia buổi giao lưu.
Với kiểm soát chất lượng sản phẩm, trước tiên việc lựa chọn nhà cung cấp quyết định phần lớn đến chất lượng hàng hóa. Những đơn vị sản xuất có uy tín họ luôn chú trọng đến danh tiếng, chất lượng. Trong khi đó, các hệ thống chính thống rất chú trọng đến nhà sản xuất, kiểm soát đầu vào.
Tiếp đến tại điểm phân phối, bộ phận kiểm soát phải bằng cảm quan phát hiện, loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng.
Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thái (Quận Đống Đa) hỏi:

Trong thời gian qua nhiều mặt hàng đã bị làm giả, vậy Cục Quản lý thị trường cho biết thường những mặt hàng nào hay bị làm giả mẫu mã; Để ngăn chặn hàng giả, hàng lậu Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra thị trường qua đó ngăn chặn tình trạng sản xuất, tiêu thụ hàng giả như thế nào?

Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 11
Ông Trần Việt Hùng trả lời:
Như chúng ta đã biết, sự nguy hại của hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, môi trường đầu tư và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Đặc biệt đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay.
Các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để nhập lậu hàng hóa vào Việt Nam, tập trung vào các mặt hàng như các mặt tiêu dùng (quần áo, giày dép, hàng thời trang, phụ kiện, thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm…), vật liệu xây dựng, các mặt hàng điện tử, điện thoại di động, mặt hàng khẩu trang, cồn rửa tay, thiết bị dụng cụ y tế… để gia công, gắn bao bì, nhãn mác mới vào các sản phẩm trong nước, ngoài nước có uy tín, thương hiệu nổi tiếng như: Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, châu Âu... nhằm lừa dối khách hàng. Đặc biệt khi năm nay tình hình dịch Covid-19 khiến cho thị trường gặp nhiều biến động, việc khan hiếm hàng hóa như vật tư ý tế phòng chống dịch Covid – 19 khiến cho nhiều đối tượng vì chạy theo lợi nhuận đã tổ chức, sản xuất, buôn bán lưu thông hàng hóa kém chất lượng, giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì, tên thương mại, địa chỉ của các doanh nghiệp uy tín, mập mờ về nguồn gốc xuất xứ… gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính. (Điển hình tháng 3/2020, Đội QLTT số 1 phối hợp với phòng PC03 - Công an Thành phố phát hiện Công ty Đức Anh đóng gói hàng nghìn bộ quần áo bảo hộ y tế mua trôi nổi trên thị trường, dán nhãn một số công ty có thương hiệu để bán ra thị trường).
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh sử dụng tem nhập khẩu giả, in ấn bao bì nhãn mác giả có quy mô và số lượng lớn có dấu hiệu gia tăng và ngày càng khó kiểm soát. Trước đây, trong một số vụ việc hàng giả mà lực lượng QLTT Hà Nội vừa qua  kiểm tra cho thấy, một số đối tượng đã móc nối giữa cá nhân và tổ chức nước ngoài làm hàng giả hoặc lợi dụng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để sản xuất, trà trộn hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam để lưu thông, tiêu thụ trên thị trường. (Điển hình trước đây như vụ hệ thống cửa hàng Khaisilk (Công ty TNHH Khải Đức) bán khăn lụa Trung Quốc nhưng gắn mác Made in Việt Nam; hệ thống cửa hàng thời trang Seven.AM (Công ty CP MHA) bán quần áo Trung Quốc nhưng gắn mác Made in Việt Nam; 1,8 triệu tấn nhôm (Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam) ghi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam là những vi phạm điển hình)
Trước tình hình trên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ BCĐ 389/QG, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, Lực lượng QLTT Hà Nội đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, nguồn gốc xuất xứ và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào nhiệm vụ phát triển KT- XH, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, người tiêu dùng thủ đô và cả nước.
Theo đó, đơn vị đã triển khai thực hiện các kế hoạch chuyên đề năm về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm SHTT; đặc biệt ngay từ đầu năm 2020 đã ban hành kế hoạch kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ tại một số địa bàn trọng điểm thuộc 05 quận huyện trên địa bàn Hà Nội như Hoàn Kiếm, Gia Lâm, Phúc Thọ, Hoài Đức, Phú Xuyên. Đồng thời trong năm 2020, Cục QLTT Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa theo các thời điểm, phù hợp với tình hình  thực tế. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời nhiều vụ việc vi phạm có giá trị lớn và điển hình.
Về hàng giả, ngoài một số địa điểm, chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra một số quận huyện như Phúc Thọ, Phú Xuyên,... và đã phát hiện những vi phạm lớn. Theo quy định của pháp luật, chúng tôi đã chuyển hồ sơ đến công an để tiến hành xử lý theo pháp luật.
Cùng với đó, Cục QLTT Hà Nội thường xuyên phối hợp với các ban, ngành tổ chức tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân, doanh nghiệp pháp luật thương mại, tuyên truyền về “Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam 29/11 hàng năm”...
*/ Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm:
Trong 11 tháng đầu năm 2020, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý về hàng giả, vi phạm SHTT như sau:
Số vụ việc: 1.040 vụ. Số tiền phạt hành chính: 12.184.688.000 đồng. Trị giá hàng vi phạm: 10.360.849.000 đồng.
Hiện nay, Cục quản lý thị trường đã có đường dây nóng. Nhiều người dân đã gọi điện phản ánh về chất lượng một số sản phẩm khi mua qua mạng xã hội (Zalo, viber,...), những sản phẩm này không có địa điểm, không có cửa hàng, không phải thuê kho, họ chỉ cần có một chiếc máy tính, điện thoại kết nối mạng,... đó là điều rất khó cho đội quản lý thị trường trong quá trình kiểm soát chất lượng hàng hóa. Từ đó Nhà nước mất một khoản lớn trong công tác thu thuế.
Bạn đọc Phan Hiển (Giảng Võ, Hà Nội) hỏi:
Hiện nay đặc sản vùng miền đang là mặt hàng được nhiều tỉnh thành đưa về Hà Nội tiêu thụ, vậy hệ thống Hapro đã và đang hỗ trợ để người dân Thủ đô có thể tiếp cận và tiêu thụ như thế nào ?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 12
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền trả lời:
Với chương trình liên kết thương mại vùng miền do TP triển khai, Hapro là đơn vị tham gia ngay từ những ngày đầu và rất chủ động trong quá trình thực hiện.
Hiện nay, Hapro đang thực hiện 2 giải pháp đạt hiệu quả cao trong thực tế để hỗ trợ nông sản đặc sản các tỉnh thành đến được với người tiêu dùng Thủ đô.
Những năm gần đây, dưới định hướng của Tập đoàn BRG, Hapro và Công ty Bán lẻ BRG (BRG Retail) đã phối hợp tích cực cùng các địa phương tổ chức triển khai khoảng gần 20 chương trình liên kết vùng miền và các chương trình xúc tiến thương mại với nhiều hình thức đa dạng nhằm giới thiệu, quảng bá và kích cầu mua sắm. Thông qua chương trình, ban tổ chức mong muốn quảng bá các nông sản an toàn đạt chứng nhận VIETGAP, GLOBALGAP của Hưng Yên, Hòa Bình, Sơn La, Hải Dương, Bắc Cạn…tới người tiêu dùng, giới thiệu những địa chỉ cung cấp nông sản an toàn; qua đó, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn. Như chương trình giới thiệu cam Cao Phong tại siêu thị C13 Thành Công năm 2015; đưa vải thiều chính gốc Thanh Hà, các mặt hàng nông sản đặc sản Yên Bái, Đồng Tháp đến với người tiêu dùng Thủ đô...
Bên cạnh đó, Harpo đã hỗ trợ các tỉnh thành mặt bằng để làm trung tâm xúc tiến thương mại. Như hiện tại tỉnh Hà Giang có điểm giới thiệu gạo Séng Cù, trà San Tuyết... ở ngay Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội); tỉnh Đồng Tháp có đại điểm giới thiệu sản phẩm đầu phố Hàng Gai...
Ngoài ra, công tác truyền thông offline và online cũng được Hapro tăng cường đẩy mạnh để tuyên truyền, đưa đặc sản vùng miền đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô.
Bạn đọc Đỗ Thị Hồng (Láng Hạ, HN) hỏi:
Là một nhà cung ứng hàng hóa trẻ tại Hà Nội, Saigon Co.op đã triển khai các hoạt động nào để đáp ứng nhu cầu đa dạng các mặt hàng nông sản, thực phẩm từ các vùng, miền cả nước của người tiêu dùng Thủ đô?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 13
Bà Nguyễn Thị Kim Dung trả lời:
Saigon Co.op đã ra Hà Nội được 10 năm. Hiện, tại Thủ đô, Saigon Co.op có 6 siêu thị Co.op mart và 6 cửa hàng Co.op Food. Mặc dù là đơn vị còn mới với người tiêu dùng Thủ đô, song do lực lượng cán bộ quản lý đều ở Hà Nội nên Saigon Co.op nắm bắt nhanh nhạy, chính xác được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Hà Nôi.
Bên cạnh đó, Saigon Co.op thực hiện phương thức đối lưu hai chiều, vận chuyển hàng hóa từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội và ngược lại nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng với đa dạng các mặt hàng từ nhiều vùng, miền khác nhau.
 Bà Nguyễn Thị Kim Dung tham gia buổi tọa đàm.
Saigon Co.op cũng là đơn vị thuần việt tiên phong trong phát triển hàng Việt. Thực hiện chương trình hành động ủng hộ hàng Việt của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội, Saigon Co.op đã triển khai các hoạt động kết nối với các vùng nmiền như: Tiêu thụ cam Hòa Bình, cam Hải Dương… Hàng ngày, Saigon Co.op đều có các container trở hàng vào TP. Hồ Chí Minh để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng tại khu vực miền Nam.
Mặ khác, Saigon Co.op cũng triển khai hoạt động hỗ trợ nông dân như: Ứng trước nguồn vốn cho nông dân khi ký hợp đồng khi tiêu thụ hàng hóa để nông dân có nguồn đầu tư tái sản xuất .
Bạn đọc Dương Kiều My (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) hỏi:
Để đưa hàng hóa tới người tiêu dùng trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, doanh nghiệp bên cạnh việc dự trữ hàng hóa sẽ tổ chức triển khai các hoạt động phục vụ Tết như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 15
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền trả lời:
Dịp cuối năm và các ngày lễ, Tết là thời điểm sôi động nhất trong năm của mảng kinh doanh nội địa, là cơ hội để tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả. Tổng công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro) đã sớm xây dựng Kế hoạch triển khai chương trình kinh doanh phục vụ Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 một cách đồng bộ để góp phần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa.
Nhằm tận dụng tốt cơ hội kinh doanh, ngay từ những tháng đầu năm 2020, Hapro thành lập Ban chỉ đạo, tập trung xây dựng chương trình kinh doanh phục vụ Tết nguyên đán Tân Sửu 2021. Hapro tiếp tục triển khai một số hoạt động kinh doanh đã được duy trì thực hiện qua nhiều năm, và một số hoạt động kinh doanh trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn bởi tác động của đại dịch Covid-19.
Trong Hapro có hơn 20 công ty, trong đó rất nhiều đơn vị sản xuất. Chúng tôi nhận định chỉ có thể chủ động từ khâu sản xuất mới có thể đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Năm nay. các đơn vị trực thuộc và công ty thành viên chuẩn bị các nguồn hàng hóa để kinh doanh Tết 2021 từ các nguồn:
Các sản phẩm mang thương hiệu Hapro: Gạo Hapro Đồng Tháp; hạt điều rang muối; các sản phẩm rượu vang Thăng Long; bộ sản phẩm xúc xích, chân giò hun khói, thịt ba chỉ xông khói, thị gà hun khói; bộ sản phẩm giò lụa, giò bò, giò gà...;
Các sản phẩm do các đơn vị trực thuộc và công ty thành viên TCT kinh doanh, đặc trưng là bộ sản phẩm kinh doanh theo chương trình khai thác đặc sản vùng miền tại các tỉnh như: Bưởi Diễn, miến dong, bún khô, mỳ gạo, mộc nhĩ, nấm hương của Sơn La; một sản phẩm của Yên Bái, Hà Giang…
Các mặt hàng do đơn vị trực thuộc và công ty thành viên làm nhà phân phối, đại lý cấp 1 hoặc khai thác theo thời vụ từ các nhà sản xuất có uy tín: Các dịch vụ ăn uống của Công ty CP Thủy Tạ; Hapro Bốn Mùa; Các mặt hàng để làm quà biếu, quà tặng dịp Tết và đóng Giỏ - Hộp quà tặng...
Ngoài 8 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình Bình ổn thị trường như: Gạo tẻ, Thịt lợn, Trứng gia cầm, Thủy – hải sản, Dầu ăn, Thực phẩm chế biến, Sữa, Bánh mứt kẹo. Trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, Tổng công ty còn dự trữ thêm các nhóm mặt hàng như: Rượu – Bia – NGK; Các mặt hàng khô (măng, miến, mộc nhĩ...); Các loại quả - hạt khô phục vụ Tết, Quần áo; Các mặt hàng khác như đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm... 
Bạn đọc Phạm Hương (Láng Hạ, HN) hỏi:
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, vậy hệ thống Co.opmart đã có sự chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán ?
Tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021" - Ảnh 16
Bà Nguyễn Thị Kim Dung trả lời:
Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM – Saigon Co.op đã chuẩn bị xong lượng hàng hóa thiết yếu lớn, có thể phục vụ trọn 3 tháng trước, trong và sau Tết Tân Sửu với tổng giá trị lên đến gần 5.000 tỉ đồng, tăng gần 20% so với năm 2019. Trong đó, phần lớn ngân sách ưu tiên đầu tư cho trữ lượng 9 nhóm hàng bình ổn thị trường gồm: Gạo, đường, dầu ăn, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản, còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và các loại đặc sản Tết.
Do tình hình dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cung cấp hàng hóa, nên Saigon Co.op đã chủ động lên phương án dự trữ hàng hóa từ rất sớm. Đồng thời, Saigon Co.op cũng đã chuẩn bị nhiều phương án vận chuyển phân phối hàng hóa để kịp thời ứng phó với chuyển biến của dịch bệnh nhằm đảm bảo hàng thiết yếu, giá tốt luôn đầy đủ, không bị đứt hàng. Trong phương án dự trữ hàng hóa năm nay, Saigon Co.op cũng đã kịp thời bổ sung dự phòng một lượng tương đối các mặt hàng phòng chống dịch như: Khẩu trang, dung dịch sát trùng, nước rửa tay.
Cụ thể, để chuẩn bị tốt nguồn hàng phục vụ Tết, từ giữa năm 2020, Saigon Co.op đã có kế hoạch phối hợp với các đơn vị sản xuất, nhà cung cấp chuẩn bị kế hoạch tăng cường lượng hàng thiết yếu lên từ 2 lần nhằm chủ động nguồn cung dự trữ điều tiết giá hàng hóa Tết. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng hàng hóa, Saigon Co.op cũng đã có kế hoạch tăng cường tần suất kiểm soát chất lượng hàng hóa lên từ 5 - 10 lần so với tháng kinh doanh thông thường, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm tết. Không gian mua sắm và làm việc được khử trùng, bắt buộc đeo khẩu trang và đo thân nhiệt. 100% cán bộ, nhân viên đeo khẩu trang. Đối với khách hàng, ngay từ cổng siêu thị có bộ phận bảo vệ yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang trước khi vào mua sắm.