Vì sao phải bổ cập nước cho sông Tô Lịch?
Kinhtedothi – Nhằm “hồi sinh” sông Tô Lịch, ngoài việc triển khai xây dựng Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiến nghị TP cho phép dẫn nước từ sông Hồng vào bổ cập cho sông Tô Lịch.
Tin liên quan
-
Đề xuất phương án dẫn nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch
- Nỗ lực thi công cống bao sông Tô Lịch
- Hà Nội: Hối hả trên công trường dự án hồi sinh sông Tô Lịch
Theo nhiều chuyên gia, đây là đề xuất không mới. Vậy, tại sao các đơn vị chức năng Hà Nội lại tiếp tục đề cập đến biện pháp này. Và biện pháp này sẽ có tác dụng như thế nào đối với sông Tô Lịch?
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường GS.TS Trần Đức Hạ, biện pháp dẫn nước sông Hồng để bổ cập, từ đó cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch sẽ là giải pháp hợp lý kết hợp với việc thu gom toàn bộ nước thải để xử lý mà TP Hà Nội đang triển khai. Theo lý giải của GS.TS Trần Đức Hạ, đã là sông phải có dòng chảy và biện pháp dẫn nước sông Hồng vào bổ cập cho sông Tô Lịch là một trong những việc làm cần thiết.
Cũng theo GS.TS Trần Đức Hạ, việc bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch đã được đưa vào quy hoạch thoát nước của Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2012. Bên cạnh đó, vào mùa khô, khi lượng mưa thấp, nếu không có nước bổ cập, sông Tô Lịch sẽ đứng trước nguy cơ chạm đáy và trở thành dòng sông chết.
Đồng quan điểm trên, nguyên Giám đốc Ban QLDA thoát nước Hà Nội (nay là Ban QLDA đầu tư Công trình Cấp, thoát nước và môi trường TP) Phạm Văn Cường, với đặc điểm của sông Tô Lịch là mùa mưa, dòng chảy mới được lưu thông, mùa khô thì nước sông sẽ trở nên “tù”, thậm chí có khi cạn trơ đáy nên vẫn phải được bổ cập nước thường xuyên.
Cùng quan điểm trên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, việc dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch là rất cần thiết, đặc biệt là khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đi vào hoạt động. Theo lý giải của các chuyên gia, khi nhà máy hoàn thành, lượng nước thải từ các hộ dân dọc bờ sông sẽ chảy vào hệ thống cống gom, tức không còn chảy trực tiếp xuống sông. Như vậy, nếu không có nước bổ cập, chỉ trông chờ vào lượng nước tự nhiên thì sông Tô Lịch cũng chỉ là một cái ao tù, không có nhiều giá trị.
Còn nhớ, những ngày giữa năm 2019, Hà Nội trải qua đợt mưa lớn kéo dài khiến mực nước ở Hồ Tây tăng cao. Để đảm bảo an toàn, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã tiến hành mở các cửa thoát để đưa nước trong hồ về mức an toàn và mở cửa xả dẫn nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch.
Nhờ đó, nước, chất lượng nước tại sông Tô Lịch đã được thay đổi. Trước đó, năm 2018, đơn vị này cũng đã thử nghiệm xả nước ở Hồ Tây ra sông Tô Lịch, bước đầu cho thấy dòng nước đen không còn, thay vào là màu nước xanh đặc trưng của hồ; mùi hôi thối, ô nhiễm cũng biến mất.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Bộ Xây dựng ban hành gần 450 quyết định xử phạt hành chính về xây dựng
- Chất lượng không khí Hà Nội ngày 26/2 không gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Huyện Đông Anh: Thu ngân sách khoảng 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất
- Tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 26/2: Ô tô chạy trốn chốt thổi nồng độ cồn, đâm bay học sinh xuống sông
TAG:
bổ cập nước cho sông Tô Lịch
sông Tô Lịch
“hồi sinh” sông Tô Lịch
Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
sông Hồng
-
Hạ tầng giao thông TP Hồ Chí Minh thiếu vốn, nhiều dự án bị chậm tiến độ
Kinhtedothi - Trong 10 năm tới, dự kiến TP Hồ Chí Minh cần 925.547 tỷ đồng để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông. ...XEM THÊM -
[Giảm trừ rác thải nhựa, túi nilon để bảo vệ môi trường] Bài cuối: Những sáng kiến đi vào đời sống
Kinhtedothi - Để giảm thiểu túi nilon, rác thải nhựa dùng một lần, ngoài những biện pháp quản lý, biện pháp đầu nguồn...XEM THÊM -
Nghị định 09/2021/NĐ-CP: Tạo cơ chế cho ngành vật liệu xây dựng tăng trưởng
Kinhtedothi - Năm 2020, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) vẫn du...XEM THÊM -
Ô tô trốn chốt kiểm tra nồng độ cồn húc bay học sinh cấp 2 xuống sông, 4 người thương vong
Kinhtedothi - Chiếc ô tô trong lúc chạy trốn khỏi chốt đo nồng độ cồn đã lao thẳng vào nhóm học sinh cấp 2 trên cầu k...XEM THÊM -
Thời tiết hôm nay 26/2: Hà Nội đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, đêm nay (26/2) và ngày mai (27/2), khu vực Hà Nội có mưa và mưa nhỏ; n...XEM THÊM -
Từ đêm nay (26/2), Bắc Bộ và Hà Nội có mưa nhỏ, trời chuyển rét
Kinhtedothi - Khoảng chiều tối và đêm nay (26/2), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh thuộc khu vực ...XEM THÊM
-
Bắc Giang đề xuất chuyển sân bay Kép thành cảng hàng không lưỡng dụng
Kinhtedothi - Tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc lưỡng dụng hóa sân bay Kép sẽ tăng cường giao dịch thương mại, du lịch, thu hút đầu tư, tạo đột phá phát triển kinh tế của Bắc Giang.25-02-2021 20:42
-
Chính thức thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 240/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.25-02-2021 20:39
- Truy vết phát hiện thêm 21 F1, 332 F2 liên quan đến 3 ca dương tính
- Vietnam Airlines khôi phục đường bay tới Vân Đồn
- Hà Nội: Đề xuất mở lại phố đi bộ Hồ Gươm vào ngày 2/3
- Dỡ bỏ các chốt kiểm soát cuối cùng tại thị xã Đông Triều
- Bệnh viện Dã chiến số 3 tại TP Chí Linh đón bệnh nhân đầu tiên
- Cán bộ thuế đi làm thứ 7, chủ nhật để giải quyết hồ sơ với các trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất
- Thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó, Hải Dương ghi nhận 4 ca trong cộng đồng
- Bà Lê Thị Thu Hằng được điều động làm Bí thư Quận ủy Tây Hồ
- Hà Nội: Học sinh, sinh viên sẽ trở lại trường theo thứ tự lần lượt để bảo đảm phòng chống dịch