Ở Việt Nam, để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho mọi người, Nghị định (NĐ) 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực từ 1/2/2017. Nhiều ý kiến băn khoăn, việc “siết” mạnh vào tài chính đối với các hành vi nêu trên khó phát huy được hiệu quả tối đa. Dù vậy thực tế đã chứng minh, khi triển khai bất cứ một vấn đề nào đó không thể tránh khỏi va chạm. Tuy nhiên, vì cái chung, vì sự văn minh lâu dài, vẫn phải làm. Quan trọng là có sự đồng bộ của nhiều biện pháp. Nếu cứ bàn lùi thì muôn đời không làm được.
Bài 1: Nhức nhối tiểu bậy, xả rác bừa bãiVì sao NĐ155/2016 (NĐ) làm nóng dư luận và cuộc sống?Có lẽ vì trước nay, hầu như tất cả các chế tài của các văn bản quy phạm pháp luật đều… như gãi ngứa, không đủ sức răn đe. Dư luận kêu nhiều rồi, kêu mãi rồi.Đến nhiệm kỳ này, Chính phủ mới xoay bản lề không chỉ quản trị mà còn hành động, kiến tạo. Kinh nghiệm thế giới là đã bị xử phạt phải tởn đến già, không dám tái phạm.Có lẽ đến lúc này, mức xử phạt tất cả các vi phạm mới hy vọng có tác dụng lập lại trật tự kỷ cương ở những lĩnh vực nào nó thể hiện.Nhà vệ sinh công cộng trên đường Thanh Niên, quận Ba Đình. Ảnh: Công Hùng |
Nói cách khác, đây chính là một biểu hiện đúng đắn của Nhà nước pháp quyền.
Vì sao đến lúc này, Chính phủ mới ra roi? Nói nhận thức là một quá trình cũng đúng. Nhưng thực tế là tình hình đến mức không thể chịu được nữa.Kỷ cương, phép nước… bộ mặt đô thị, nhất là những đô thị trực thuộc T.Ư, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lắm chỗ, lắm lúc làm những người có lòng tự trọng phải xấu hổ.Người ta úp mặt vào tường đái bậy chính chỗ có biển cấm đái! Rác vây bủa khắp nơi. Rác lù lù như núi ngay chính chỗ có biển cấm đổ rác, ở bất kỳ chỗ nào, bất kỳ lúc nào. Tất nhiên, chỗ vắng người càng đổ nhiều hơn. Ban đêm, sáng sớm nhiều hơn ban ngày. Nghĩa là những người vi phạm có biết sợ, có biết xấu hổ đấy chứ?Dư luận, hết sức ủng hộ việc thực hiện NĐ bằng cách hiến nhiều kế. Hà Nội từ sau tiếp quản Thủ đô đến giờ vẫn có phong trào tổng vệ sinh thứ Bảy, có đoạn đường tự quản. Nhiều phường đã thực hiện phân loại rác trước khi xe thu gom đến. Các phòng bảo vệ và quản lý môi trường các quận, huyện đều đã sẵn sàng ra quân, nhưng… cũng thấy… khó đạt được hiệu quả như mong muốn.TP Hồ Chí Minh nhiều nơi có khu phố không rác. Mỗi ngày dành 15 phút dọn vệ sinh trước nhà, nhà đi vắng thì nhà bên làm giúp; 8 giờ sáng, quản lý trật tự đô thị tiếp tục ra quân kiểm tra xử lý các hành vi gây mất vệ sinh đường phố như xả nước thải, rác thải, tiểu bậy. Báo chí đã đăng ảnh (sau lưng một người bị bắt quả tang tiểu bậy), bị lập biên bản và phải kiếm nước dội rửa trên đường Hai Bà Trưng.Có người đề nghị gắn camera giám sát. Có người đề nghị bất cứ ai dùng điện thoại thông minh đưa lên facebook hay trang web đều được sử dụng. Nhưng cũng cần phải làm sao để có cách xử lý phù hợp theo pháp luật hiện hành. Muốn thế bộ phận quản trị phải xử lý hết, xử lý kịp thời, hiệu quả hết thông tin mọi người gửi đến. Người ta sẽ không gửi nữa nếu không được biết kết quả việc mình làm, cũng phải giữ làm sao để dữ liệu không bị sử dụng vào mục đích bôi nhọ làm mất thanh danh họ.Mặt khác cũng phải sàng lọc những dữ liệu thu thập được, tránh những thông tin gây nhiễu. Lại cũng phải có quy trình, thủ tục xử lý chặt chẽ, xác minh được sự việc làm căn cứ để xử lý người vi phạm. Họ không thể không chấp hành nộp phạt. Bởi lẽ, đi tiểu bậy có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng; vứt rác có thể bị phạt tới 5 - 7 triệu đồng chứ không ít.Chưa nói đến chuyện phạt ai, ai phạt? Bởi số người vi phạm ngày càng nhiều lên. Do mật độ dân số đô thị ngày càng cao (chưa nói số người vãng lai cũng tăng). Do mức sống ngày càng cao nên rác thải ngày càng nhiều. Chưa nói an toàn vệ sinh thực phẩm như ngày càng hạn chế nên bệnh tật có vẻ cũng càng nhiều lên. Mà số người công vụ đi xử lý thì không bao giờ là đủ.Nhiều người kiến nghị cần tuyên truyền thật riết róng bên cạnh việc xử lý thật nghiêm, làm sao việc thực hiện trở thành thói quen, thành nếp sống, thành văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Việt, để đến lúc nào đó, đi trên đường phố ta cũng như đi ở Thủ đô các nước phát triển.Hoàn toàn đồng thuận với văn bản và tinh thần NĐ cũng như ý kiến bàn việc thực hiện. Đấy là những điều cần để NĐ đi vào cuộc sống. Nhưng có lẽ… chưa đủ. Ngày xưa, xin làm bất kỳ việc gì cũng phải trả lời được câu hỏi: Đã điều tra tiện và bất tiện chưa? Không phải ngẫu nhiên mà sinh thời, đến thăm các đơn vị cơ quan như Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Bác Hồ đi thẳng vào khu vệ sinh, nhà bếp, nhà ăn để xem thực sự đời sống công nhân được chăm lo thế nào…NĐ trên áp dụng trong cả nước. Có lẽ chưa thể thực hiện ở nông thôn, nhất là các làng nghề, càng chưa nói đến các làng nghề giết mổ đại gia súc. Ngay ở Thủ đô, một xã giờ ít nhiều vẫn còn tục… thứ nhất quận công thứ nhì ị đồng. Người nông thôn ra chơi Thủ đô, đi dạo quanh Bờ Hồ… cần “tưới tiêu” khoa học cũng mệt vì vì quanh hồ chỉ có 2 WC. Chưa nói đi thăm phố cổ càng bí vì giữa nhà cửa ken dầy, chật kín đố tìm ra chỗ WC.Không thể chỉ tính đến cái lý của chính quyền, mà còn cần tính đến hai cái lý nữa là tâm lý và sinh lý (thường) của khách đi đường, nhất là người cao tuổi (chưa nói đến người cao tuổi có bệnh về đường tiết niệu).(Còn nữa)